Ngăn thao túng, tạo 'sốt' giá bất động sản
Giai đoạn 2015-2023, có 3.360 dự án phát triển nhà ở thương mại và khu đô thị được triển khai thực hiện với quy mô sử dụng đất khoảng hơn 11.191 ha; 413 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 87.700 ha. Về nhà ở xã hội, có khoảng 800 dự án đã được triển khai với quy mô hơn 567.000 căn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường bất động sản và nhà ở xã hội còn nhiều tồn tại, bất cập, phát triển chưa bền vững, mất cân đối cung - cầu; giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân; nhiều khu đô thị bỏ hoang; quản lý chung cư mini còn nhiều bất cập; chưa có phương án xử lý, giải quyết hiệu quả các khu chung cư cũ không bảo đảm điều kiện sống cho người dân; nhiều dự án gặp vướng mắc, chậm được triển khai; các loại hình bất động sản mới gặp nhiều vướng mắc pháp lý, thiếu quy định rõ ràng, cụ thể điều chỉnh.
Việc thực hiện Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021-2030) chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan theo hướng tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, rõ ràng của hệ thống pháp luật quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội là yêu cầu cấp thiết đang được đặt ra.
Nghị quyết giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường bất động sản, tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo để kịp thời có biện pháp điều tiết, lành mạnh hóa thị trường trên nguyên tắc tôn trọng quy luật của thị trường, bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững, ngăn chặn tình trạng thị trường "phát triển nóng" hoặc "đóng băng", ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của nền kinh tế, gây hệ lụy về mặt xã hội.
Có biện pháp điều tiết để đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường bất động sản, hài hòa giữa cung và cầu, tăng nguồn cung bất động sản phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, bảo đảm an sinh xã hội.
Có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị nội tại, ngăn chặn việc thao túng, sử dụng các phiên đấu giá quyền sử dụng đất nhằm mục đích tạo "sốt" giá.
Theo Thông tư 47/2024 của Bộ GTVT có hiệu lực từ ngày 1 /1/ 2025, các cơ sở đăng kiểm sẽ không tiếp tục cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm 15 ngày cho xe ô tô như hiện nay.
Chiều qua 24/12 (theo giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.
Những ngày cuối năm, hoạt động mua bán tại các chợ đầu mối lớn của Hà Nội bắt đầu sôi động hơn, với hàng trăm tấn nông sản, thực phẩm, thủy hải sản… từ các tỉnh lân cận được trung chuyển qua mỗi ngày để cung cấp cho thị trường Thủ đô.
Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.
Việc xử lý sai cách dầu ăn đã qua sử dụng không chỉ gây hại cho môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Khi được tái chế đúng cách, dầu ăn đã qua sử dụng có thể chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học như nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), một phần quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại biến đổi khí hậu.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường thủy, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức hội nghị "Kết nối điểm đến du lịch dọc tuyến sông Hồng với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội".
0