Những món ăn bài thuốc 'chống rét' hiệu quả

Những ngày rét đậm, rét hại, không chỉ cần mặc trang phục ấm để giữ nhiệt cho cơ thể, bạn nên lựa chọn chế biến một số món ăn bài thuốc bồi bổ sức khỏe, tăng cường nhiệt lượng, ôn ấm tỳ vị chống lại thời tiết bên ngoài, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể để phòng ngừa bệnh tật.

Theo lý luận Y học cổ truyền, mùa đông ở miền Bắc nước ta là sự lưu chuyển của phong, hàn, thấp chiếm nhiều ưu thế hơn cả trong lục khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Trong điều kiện như vậy, phong hàn thấp rất dễ xâm nhập vào cơ thể, gây cảm mạo phong hàn với các triệu chứng điển hình như đau đầu, đau hai bên thái dương, hắt hơi, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi...  Nên bạn có thể trang bị cho mình một số vị thuốc dùng dưới dạng món ăn bài thuốc phòng chống rét như dưới đây.

Gừng tươi

Gừng hay còn gọi là sinh khương có tên khoa học là Zingiber Officinale, thuộc nhóm tân ôn giải biểu, khu phong trừ hàn; vị cay, tính ấm có mùi thơm đặc trưng. Tác dụng: Khu phong tán hàn, tân ôn giải biểu.

Một số món ăn nấu với gừng có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh như sau:

- Cho vào món xào thịt bò: Thịt bò sau khi đã xào chín, cho gừng đã băm nhỏ, nên để gừng cả vỏ, cho vào đảo đều rồi tắt bếp. Thịt bò có thể dưỡng âm, bổ huyết; gừng có công dụng khu phong tán hàn. Do vậy, món thịt bò xào gừng vừa bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, lại có thể đuổi phong hàn tà, dưỡng sinh phòng bệnh.

- Nước gừng: Cho khoảng 15g gừng cắt lát, đun với nước đường (hoặc 3 quả táo đỏ cắt lát), đun với lửa to, sôi chừng 2-3 phút thì tắt bếp, cho ra cốc, dùng ngay khi ấm nóng. Nước gừng có tác dụng khu phong tán hàn, nên dùng với người đang cảm phong hàn, sốt nhẹ, sợ gió, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau mỏi thân mình…

Ngải cứu

Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris; thuộc nhóm trừ hàn; v đắng hơi cay, tính ấm. Tác dụng: Ôn kinh tán hàn, chỉ thống chỉ huyết, an thai.

Ngải cứu có thể chế biến một số món ăn như:

- Trứng rán lá ngải: Dùng 3 quả trứng, khoảng 50g lá ngải cứu băm nhỏ; trộn đều trứng với lá ngải thêm gia vị vừa miệng, cho vào chảo dầu nóng, sau đó đun với lửa nhỏ đến khi trứng chín vàng đều. Có thể sử dụng 3 lần/tuần.

- Gà hầm lá ngải: Dùng lá ngải 50g, gói hầm thuốc bắc, gà ác đen… đem hầm nhỏ lửa 30 phút kể từ khi sôi.

Công dụng: Nâng cao sức khỏe, chuyên dùng cho người hay đau ốm, người lạnh, tay chân lạnh khó ấm, đau bụng, đại tiện lỏng nát … Đặc biệt, ngải cứu là một trong số ít các vị thuốc có tính ấm mà có thể an thai, dưỡng thai. Do đó rất thích hợp để sử dụng cho các bà bầu thể chất thiên hàn.

Tỏi

Vào những ngày đông rét buốt, nếu cho vào món ăn một chút tỏi, không những sẽ tăng cường vị ngon, dậy mùi thơm mà giúp còn giúp phòng bệnh hiệu quả. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Do đó, nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau bụng do lạnh, phù thũng, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, viêm loét lâu liền... Tỏi tươi là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Tuy nhiên, ăn nhiều quá không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích và chất axilin có trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu.

Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10 g tỏi là vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay để lại mùi hôi, do đó người ta thường chế biến thành các dạng khác như:

- Tỏi ngâm dấm: Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt.

- Tỏi ngâm mật ong: Lấy 15g tỏi cho 100ml mật ong vào lọ thủy tinh, đậy kín nắp lọ và đặt ở nhiệt độ phòng ít nhất 14 - 20 ngày là có thể dùng. Muốn bảo quản lâu thì nên cho bình tỏi ngâm vào ngăn mát tủ lạnh rồi dùng dần. Mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng 15 - 30 gram tỏi ngâm. Khi dùng pha với nước ấm, uống vào buổi sáng trước ăn 30 phút. Lưu ý không dùng cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, phụ nữ có thai, người bị huyết áp thấp, người mới phẫu thuật, người bị xơ gan, bệnh nhân tiểu đường, người bị rối loạn chức năng tiêu hóa và người bị dị ứng với các thành phần nguyên liệu.

Hành lá

Hành còn có tên gọi là thông bạch, hành hoa, hành… Tên khoa học: Allium fistulosuml, họ Alliaceae; vị cay, tính bình, có mùi thơm đặc trưng. Tác dụng: Giải biểu, khu phong tán hàn.

Chúng ta có thể sử dụng hành trong một số món ăn sau:

- Cháo hành: Nấu cháo loãng, hạt gạo nở đều, bắc bếp, cho cháo ra bát, sau đó cho hành đã thái nhỏ khoảng 5g. Ăn cháo hành ngay khi còn ấm nóng. Thường dùng với trường hợp cảm thấy đau đầu, đau nhiều hai bên thái dương, người gai rét, nổi gai ốc, hắt hơi, sổ mũi có nước mũi trong loãng…

- Cho vào canh nóng: Thái hành thành khúc khoảng 2-3 cm cho vào bát canh còn nóng mới tắt bếp. Nếu muốn trừ hàn (lạnh), nên sử dụng hành sống, sau khi cho vào cháo hoặc canh nóng thì sử dụng luôn mới đạt hiệu quả cao.

Quế

Theo y học cổ truyền, quế có vị cay hơi ngọt, tính ấm, vào hai kinh can, thận. Các vị thuốc từ quế quan trọng là nhục quế, quế chi và quế tâm. Nhục quế vị cay ngọt, tính nhiệt, có tác dụng bổ mệnh môn hỏa, trừ hàn, ôn tỳ, chỉ thống, làm ấm khí huyết. Dùng để hồi dương trong các trường hợp thận dương hư nhược, chân tay lạnh giá, co quắt. Trừ hàn chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, dùng cho người đau bụng dữ dội do hàn nhập lý, tiết tả, nôn mửa. Nhục quế ấm thận hành thủy, dùng cho trường hợp dương khí hư nhược, phù thũng, tiểu tiện khó khăn, nhất là phù nặng bàn chân.

085217_traque.jpg

Chúng ta có thể sử dụng hành trong một số món ăn sau:

- Trà quế mật ong: Bạn chuẩn bị 1 - 2 thanh quế, 3 - 4 lá bạc hà, 2 muỗng cà phê mật ong và 250ml nước sôi. Sau đó, đun sôi nước và cho quế vào nấu khoảng 3 - 5 phút hoặc đến khi chuyển màu nâu đỏ là được. Rót trà quế vào bình, thêm mật ong và lá bạc hà và uống ngay khi trà còn nóng.

- Cháo nhục quế hạt hẹ: Nhục quế (đập giập) 2g, hạt hẹ 10g, gạo tẻ 60g nấu cháo. Khi ăn cho thêm đường. Ngày nấu 1 lần, chia ăn sáng và tối. Ăn khi cháo còn ấm. Đợt dùng 5 - 7 ngày. Dùng cho phụ nữ bế kinh do hàn thấp, kinh bụng đau, người thể hư nhược.

- Bò kho cam thảo nhục quế: Thịt bò 500g, cam thảo 10g, nhục quế 12g, thảo quả 1 quả. Thịt bò thái thành lát mỏng bỏ trong nồi nước đang sôi, cho muối, gia vị đại hồi, gừng lát và nhục quế, ít đường và ít dầu trộn sa lát, thêm nước canh thịt bò. Đun nhỏ lửa trong 4 - 6 giờ cho đến khi cạn nước là được, bắc ra lấy bỏ bã thuốc, ăn vào các bữa ăn. Dùng tốt cho người suy nhược, thiểu dưỡng gây phù.

 Lưu ý khi dùng

- Hành lá, gừng sống, ngải cứu là vị thuốc có công dụng phòng bệnh, chữa bệnh với nguyên nhân gây bệnh là phong hàn. Với bệnh cảnh nguyên nhân khác, tuyệt đối không dùng mà nên có sự tham vấn của bác sĩ có chuyên môn.

- Hành lá và gừng sống khi dùng sống có tác dụng chữa bệnh, khi dùng dạng chín tác dụng chữa bệnh giảm đi.

- Không nên sử dụng hành, gừng, ngải cứu trong thời gian dài, vì có thể gây nóng trong, mất ngủ, hồi hộp trống ngực, nổi mụn nhọt.

- Không nên dùng hành với những người hay nóng trong, bốc hỏa, mụn nhọt, tăng huyết áp…

- Không dùng quế cho người âm hư hỏa vượng, người có các tổn thương ở yết hầu, xuất huyết, phụ nữ có thai. Không dùng nhục quế với xích thạch chi, hành.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mùa xuân là mùa của các loại hoa quả như: xoài, vú sứa, quýt, hồng xiêm... Những loại trái cây theo mùa chín tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật hơn. Sản phẩm theo mùa sẽ tươi ngon hơn, chi phí thấp hơn và bền vững hơn với môi trường. Do đó bạn nên chọn ăn các loại trái cây mùa xuân giàu dinh dưỡng thay vì chọn các loại trái cây trái mùa.

Đối với nhiều người, khoai tây là một phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều, khoai tây cũng có thể mang lại những tác hại với sức khỏe.

Cá lóc hay còn gọi là cá quả (miền Bắc), cá chuối (miền Trung) là món ăn chứa nhiều khoáng chất, vitamin... Ngoài công dụng chế biến món ăn, cá lóc còn là vị thuốc giúp bổi bổ cơ thể.

Để mỗi dịp Tết đến, xuân về thực sự có ý nghĩa cả về mặt thể chất và tinh thần thì mỗi chúng ta cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bản thân và các thành viên của gia đình.

Nếu có một chế độ ăn, ngủ, nghỉ ngơi điều độ, thì người cao tuổi vừa có thể đi chúc Tết, du Xuân, đón Tết vui vẻ, vừa được sum vầy bên con cháu lại vẫn đảm bảo sức khỏe trong những ngày Tết.

Ngày Tết, những bữa tiệc sum họp và các chuyến du xuân sẽ khiến chế độ ăn uống và sinh hoạt của các chị em bị đảo lộn. Và để luôn giữ được làn da đẹp với dáng xinh, các chị em nên bổ sung thêm những loại thực phẩm dưới đây để giúp nuôi dưỡng làn da ngay từ bên trong, mang lại vẻ ngoài căng mọng và tràn đầy sức sống.