Trà sen toả hương

Trà ướp sen từ lâu đã được xếp vào hàng quý hiếm bởi được làm cầu kỳ, tinh tế từ khâu chọn nguyên liệu cho tới sản xuất. Nghề ướp trà sen Tây Hồ, Hà Nội, đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Để làm ra được 1 kg trà sen khô loại thượng hạng thì cần đến 1.000 bông sen tươi và phải trải qua 7 lần tẩm ướp rất kỳ công. 

Sen phải được hái từ sáng sớm và mang ngay đi ướp trà. Bởi hoa sen chỉ cho hương thơm nhất khi cánh hoa vừa chớm nở. Nếu để ánh nắng chiếu vào, hoa sẽ nhanh mất mùi hương. Những bông sen được mang về trải qua đủ 7 công đoạn tỉ mỉ. 

Để ướp được một mẻ trà sen ngon, sen phải được hái từ sáng sớm và mang ngay đi ướp trà. 

Nhiều khách quốc tế khi đến Hà Nội đã tìm uống thử trà sen. Có lẽ chỉ ở Việt Nam họ mới được uống thứ trà thanh mát và ngát hương thơm. 

Bà Indira Gumarova, Phu nhân Đại sứ Cộng hoà Séc tại Việt Nam, nhận xét: "Việt Nam có bề dày lịch sử và sự đa dạng về văn hoá, đặc biệt là văn hoá trà. Thưởng trà không chỉ đơn giản là uống tách trà đó mà còn hơn thế rất nhiều. Trà sen rất ngon".

Chị Amily Shen, du khách Đài Loan (Trung Quốc) bày tỏ: "Tôi chưa bao giờ nghĩ hoa sen lại được dùng để làm trà, bởi vậy khi đến Việt Nam và được ăn hạt sen, được uống trà sen tôi thấy rất gần gũi với cuộc sống của mình. Rất ngon".

Nhấp ngụm trà sen Tây Hồ, người thưởng thức không chỉ được tận hưởng hương vị tinh tế, mà cảm nhận được sự kỳ diệu của thiên nhiên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong năm 2024, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao được tổ chức sâu rộng trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của Việt Nam chính thức tham gia mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO - một động lực quan trọng cho đổi mới sáng tạo, xây dựng thành phố thông minh, năng động và bền vững, nâng cao vị thế, tạo dựng hình ảnh hấp dẫn mới cho Thủ đô.

Tại buổi họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vào chiều 31/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ cho biết Bộ sẽ nghiên cứu thành công của hai concert “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển công nghiệp văn hoá trong thời gian tới.

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.

Trong nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, những lễ hội và hoạt động giải trí đã trở thành điểm nhấn không thể thiếu, tạo nên những bản sắc và nguồn năng lượng mới mẻ cho thành phố màu sắc này.

UBND huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) vừa trang trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.