Trung tâm cà phê đầu tiên ở Đại học California, Mỹ

Trung tâm nghiên cứu cà phê tại khuôn viên Davis của Đại học California là cơ sở nghiên cứu học thuật đầu tiên dành riêng cho việc nghiên cứu về hạt cà phê.

Tại đây, các nhà nghiên cứu sẽ phát triển các khía cạnh liên quan đến cà phê, từ sản xuất, chế biến đến nghiên cứu công dụng của cà phê đối với sức khoẻ con người.

Chị Kylie Umeda, sinh viên ngành kỹ thuật hóa học tại trung tâm nghiên cứu cà phê của trường đại học California, Mỹ, (UC Davis), là một trong hơn 2000 người tham gia lớp học nghiên cứu cà phê tại trường. Chị cho biết các nghiên cứu sinh phải nắm rõ từng quy trình từ rang, pha, nếm thử và xem xét kỹ lưỡng chất lượng cà phê để có thể nhận bằng kỹ sư hoá học tại trung tâm.

"Khi nếm thử cà phê, chúng tôi sẽ xác định xem hương vị của nó ra sao, xem nó có hơi chua, có vị đất hay hơi khét không. Chúng tôi sử dụng thông tin đó để xác định hương vị của hạt cà phê, sau đó có thể liên hệ với quá trình rang khi chế biến cà phê", chị Kylie Umeda nói.

Các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu từ sản xuất, chế biến đến nghiên cứu công dụng của cà phê đối với sức khoẻ con người.

Theo đồng Giám đốc Trung tâm Bill Ristenpart, các giáo sư về khoa học thực phẩm, khoa thực vật học và nông nghiệp, khoa kinh doanh, luật, nghiên cứu tôn giáo và xã hội học đã đóng góp chuyên môn của họ cho công tác nghiên cứu đang diễn ra tại Trung tâm.

Ông Bill Ristenpart nhận định: "Trong nhiều năm, cà phê không được nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt học thuật, không chỉ ở trường đại học California mà trên toàn nước Mỹ. Tôi tự hào rằng đây là cơ sở nghiên cứu học thuật đầu tiên của Mỹ dành riêng cho cà phê. Xét đến tầm quan trọng của cà phê đối với văn hóa, kinh tế và xã hội của chúng ta, cà phê cần được nghiên cứu học thuật để nâng cao vị thế của cà phê trên thế giới".

Trung tâm nghiên cứu cà phê UC Davis vừa mới chính thức khai trương sau đợt cải tạo trị giá 6 triệu USD (tương đương 152 tỉ VND), với diện tích lên đến 650 m2.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đúng 0h ngày 5/11 (theo giờ miền Đông nước Mỹ), tức 12h trưa 5/11 (theo giờ Việt Nam), thị trấn Dixville Notch thuộc khu vực Green North Woods của bang New Hampshire đã mở cửa điểm bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử đầy kịch tính.

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui tại Điện Kremlin ở Thủ đô Moscow. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia đang ngày càng nồng ấm.

Nhà điều hành sân bay Aena của Tây Ban Nha ngày 4/11 cho biết, 50 chuyến bay dự kiến cất cánh từ sân bay El Prat của Barcelona đã bị hủy hoặc chậm trễ nghiêm trọng sau khi một trận mưa lớn trút xuống khu vực này.

Chiều 4/11, theo giờ bờ Đông của Mỹ (tức rạng sáng 5/11 giờ Việt Nam), hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump của đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris của đảng Dân chủ đã thực hiện nỗ lực vận động phút chót trước thềm giờ bỏ phiếu tại các bang chiến trường.

Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.

Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.