Tuyến 146 - Xe buýt linh hoạt và phù hợp

Do có mạng lưới kết nối vận tải hành khách công cộng rất thuận tiện, nên ngày càng nhiều hành khách đã lựa chọn đi xe buýt, thay vì sử dụng phương tiện cá nhân.

Kể từ khi tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh – Hà Đông đi vào vận hành, đã có nhiều tuyến xe buýt kế cận được khai thác với nhiệm vụ tăng cường khả năng kết nối, trung chuyển hành khách, giúp người dân di chuyển dễ dàng và thuận tiện.

Tuyến xe buýt số 146 được đưa vào vận hành từ tháng 7/2022, là loại xe cỡ nhỏ có lộ trình di chuyển từ Hào Nam (ga Cát Linh), đi qua nhiều tuyến phố chính và các tuyến phố cổ của Hà Nội. Đây là tuyến xe buýt có lộ trình vòng tròn, nhằm giải tỏa khách đi tuyến đường sắt 2A về các cơ quan công sở, trường học trong nội đô, cũng như gom hành khách từ đến nhà ga Cát Linh để đi tuyến đường sắt 2A rất thuận tiện. Bên cạnh đó, tuyến xe buýt 146 còn đi qua nhiều địa danh, thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô.

Có lợi thế là xe cỡ nhỏ, xe buýt số 146 có thể dễ dàng di chuyển linh hoạt trong các tuyến phố nội đô. Sau hơn 2 năm đưa vào khai thác, tuyến buýt đã thu hút nhiều hành khách và được đánh giá là có lộ trình phù hợp, phát huy hiệu quả của tuyến xe buýt mini.

Khi trời còn chưa sáng hẳn, chị Nguyễn Thị Hương Giang, nhân viên phục vụ của tuyến xe buýt số 146 thuộc Công ty cổ phần xe khách Hà Nội đã có mặt tại điểm đón trả khách tại ga Cát Linh để dọn dẹp, vệ sinh phương tiện sạch sẽ, chuẩn bị đón những hành khách đầu tiên di chuyển trên tuyến.

Chị Nguyễn Thị Hương Giang chia sẻ: “Trước mỗi chuyến xe, chúng tôi thường lau sạch sẽ xe, lau ghế ngồi, tay cầm để phục vụ hành khách một cách tốt nhất. Niềm vui lớn nhất là mình đã hoàn thành được nhiệm vụ, an toàn trên chuyến đi, đúng giờ và không gặp sự cố trên đường”.

Đồng hành cùng với chị Giang trên chuyến xe là anh Nguyễn Ngọc Long, một lái xe trẻ của tuyến 146. Trong quá trình công tác của mình, di chuyển qua nhiều cung đường của Hà Nội, anh Long có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ. "Trong ngày cơn bão số 3 đổ bộ, cây đổ nhiều, mình phải điều khiển xe đi chậm hết mức có thể, sát bến nhất, chỗ nào cây đổ phải đổi lộ trình thì mình sẽ hướng dẫn khách xuống điểm nào gần nhất. Niềm vui là mình đưa hành khách đi đến nơi về đến chốn, buổi sáng nhân viên công sở thì kịp giờ làm, các cháu học sinh thì kịp giờ đi học”, anh Long chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Lan (phường Bưởi, quận Tây Hồ) là một hành khách thường xuyên sử dụng tuyến buýt 146. Chị Lan cho biết: “Trên tuyến này, mình cảm thấy không bị mệt mỏi, không say xe, các nhân viên xe buýt cũng tạo cho mình niềm vui, phấn khởi; buổi sáng đi làm mình cũng thoải mái đầu óc, không ngại tắc đường”.

Chính vì sự thuận tiện, chi phí đi lại rẻ, nên xe buýt hiện nay luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các bạn học sinh, sinh viên.

Chính vì sự thuận tiện, chi phí đi lại rẻ, nên xe buýt hiện nay luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các bạn học sinh, sinh viên. Chị LOKO Theresia đến từ Pháp, là sinh viên trường Đại học giao thông vận tải, từ khi sang Việt Nam du học, xe buýt luôn được chị lựa chọn để di chuyển đi khắp thành phố.

Chị Loko Theresia chia sẻ: “Tôi cảm thấy đi xe buýt này rất tốt và thoải mái, không quá đông đúc nên tôi có thể ngồi trên xe và nghe nhạc, ngắm cảnh. Tôi cũng chưa bao giờ phải phàn nàn về tài xế hay phụ xe ở đây”.

Không chỉ thu hút được phần lớn học sinh, sinh viên và người lao động, hiện nay, những người cao tuổi cũng cảm nhận được tiện nghi, thân thiện và an toàn của xe buýt, nên đi bất cứ đâu họ cũng lựa chọn xe buýt để di chuyển. Được phục vụ tận tình, chu đáo của nhân viên bán vé và lái xe … lại thêm một điểm cộng để người cao tuổi tin tưởng và yên tâm đi xe buýt.

Chia sẻ về lí do lựa chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển hàng ngày, nhiều người dân cho rằng, bên cạnh những tiện ích của xe buýt như sạch sẽ, mát mẻ, thì thái độ phục vụ tận tình, chu đáo của lái xe và nhân viên phục vụ hiện nay cũng là vấn đề luôn được hành khách quan tâm. Bất cứ những hành động đẹp nào của nhân viên bán vé, cử chỉ lời nói hay sự giúp đỡ nào của lái xe cũng đều để lại những ấn tượng cho hành khách, thái độ tích cực ấy sẽ lan tỏa và được mọi người tin tưởng, ngày càng yêu mến những người làm công tác vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố.

Anh Đinh Đại Đồng (phường Xuân La, quận Tây Hồ) chia sẻ: “Sử dụng xe buýt rất tiện lợi, tần suất 10-15 phút/chuyến nên mình thấy rất là nhanh gọn. Lái phụ xe rất tốt, niềm nở với khách hàng. Tôi nhiều lần để quên đồ trên xe và cũng được bán vé, phụ xe trả lại. Tôi cảm nhận rất là tin tưởng”.

Để có được chất lượng dịch vụ tốt nhất, mang đến sự hài lòng cho mỗi hành khách di khi chuyển, công tác đào tạo, tập huấn nhân sự đối với nhân viên phụ xe, lái xe hiện nay đang được thực hiện hết sức nghiêm túc. Nhiều cuộc thi, phong trào thi đua được tổ chức nhằm tiếp thêm động lực cho những nhân viên ngày đêm miệt mài trên xe buýt.

Ông Phạm Đình Tiến, Trưởng phòng Kế hoạch vận hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội cho biết: “Trung tâm đã phối hợp với các công ty vận hành triển khai phong trào nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút người dân. Chúng tôi tổ chức sự kiện, cuộc thi nhân viên phục vụ, lái xe ATGT. Cuộc thi tổ chức thường niên, nhằm động viên cho nhân viên phục vụ và lái xe, là nguồn động lực tinh thần và cải thiện chuyên môn sau mỗi cuộc thi”.

Với những nỗ lực của đơn vị vận hành cũng như những lái xe, nhân viên phục vụ trên các tuyến xe buýt hiện nay, mong rằng người dân Thủ đô sẽ ngày càng ủng hộ và sử dụng loại hình phương tiện phương tiện công cộng này, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công tác thi công, cải tạo cảnh quan hồ Ngọc Khánh đang khẩn trương và gấp rút nhằm kịp tiến độ đưa phố đi bộ vào hoạt động đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tại km15 Quốc lộ 32 thuộc địa phận xã Lai Xá, huyện Hoài Đức, nhiều điểm chân rác vẫn tồn tại ngay dưới lòng đường, không che phủ, bốc mùi xú uế.

Đường Võ Nguyên Giáp nối từ Sân bay Nội Bài về trung tâm Thành phố dài 12km với quy mô 12 làn xe, đi qua địa bàn 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn là một trong những tuyến đường hiện đại bậc nhất Thủ đô.

Hà Nội hiện có khoảng hơn 70 cầu vượt bộ hành. Số lượng không nhỏ nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người dân. Đầu tháng 9, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất xây dựng thêm 29 cầu đi bộ. Nhìn vào tính hiệu quả thực tế của các cầu bộ hành hiện nay, còn nhiều băn khoăn về việc làm sao để phát huy hiệu quả các công trình này.

Do có mạng lưới kết nối vận tải hành khách công cộng rất thuận tiện, nên ngày càng nhiều hành khách đã lựa chọn đi xe buýt, thay vì sử dụng phương tiện cá nhân.

Thông qua hai chủ đề “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”, 306 đại biểu trẻ em trên cả nước đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn sôi nổi, thẳng thắn.