4 tháng, hơn 86 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
Thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước sáng nay, câu chuyện sức khoẻ của doanh nghiệp, trái tim của nền kinh tế được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.
Nhiều đại biểu lo ngại khi 4 tháng đầu năm, bình quân một tháng có gần 22 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần có chính sách đột phá, sát sườn, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như hỗ trợ về vốn,...
![](https://cloudcdnvod.tek4tv.vn/MAM/attach/upload/23052024170237/76597439-fa29-4cb1-8205-f513defa4147-658.webp)
Nhằm tháo gỡ cho thị trường bất động sản, hiện Chính phủ đã có Tờ trình 247 đề nghị sửa đổi thời điểm có hiệu lực của 3 luật: Luật đất đai (sửa đổi); Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở. Tuy nhiên nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ cần tập trung nguồn lực để làm sao cho 3 Luật khởi động đồng thời để phát huy hiệu quả tổng thể cao nhất.
Hiện Chính phủ đang nói nhiều đến các chính sách kích cầu nhưng theo các đại biểu cũng rất cần kích cung. Trước mắt cần hỗ trợ doanh nghiệp đủ sức giành chỗ tại thị trường trong nước, từ đó vươn ra nước ngoài, để tham gia chuỗi ngành. Đặc biệt, cần nuôi dưỡng doanh nghiệp nội địa. Phải có các doanh nghiệp "sếu đầu đàn Việt" thì mới lôi kéo được các "đại bàng" đến Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu Trung ương đã dự Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Với tinh thần đổi mới sáng tạo, sẽ giúp Việt Nam thực hiện khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thành công, hiện thực hóa mục tiêu tăng trường kinh tế từ 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong các năm tiếp theo.
Tiếp tục cho ý kiến về mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội 8% năm 2025, chiều ngày 15/2, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường, bổ sung giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm 2025, trong đó có ý kiến cho rằng “Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần tăng trưởng hai con số để kéo cả nước đạt mục tiêu tăng trưởng 8%”.
Quy định về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm, cho ý kiến tại phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù.
Sáng 15/2, thảo luận ở hội trường về Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu lại quy định tại Điều 2 về tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính, theo hướng phải đổi mới tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị để thúc đẩy phát triển.
0