Cần thêm nguồn lực để đạt mục tiêu 1 triệu căn NƠXH
Gần 10 nghìn tỷ đồng là số tiền Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay đối với gần 28 nghìn khách hàng để mua nhà ở xã hội. Trong số dư nợ trên có khoảng 3.700 tỷ đồng thuộc chương trình phục hồi với số lượng 9.500 khách hàng.
Tại thông báo Kết luận số 242 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu rõ các nhiệm vụ của các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương phải tích cực triển khai thực hiện các dự án nhà ở bao gồm nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp.
TS. Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết: "Trong khoảng nửa đầu năm 2024, có lẽ gần như hầu hết các tỉnh thành của chúng ta sẽ được phê duyệt quy hoạch. Đấy cũng là cơ sở để chúng ta có thể phát triển, đầu tư phát triển các dự án và đặc biệt trong đó có quy hoạch về các nhà ở xã hội, các vấn đề đó sẽ là cơ sở. Vấn đề thứ hai là Chính phủ cũng đã chỉ đạo là phải xử lý cái khó mà có lẽ là cái khó quan trọng là các thủ tục của việc phát triển nhà ở xã hội, và giải quyết cái vấn đề tháo gỡ cho cái đối tượng hấp thụ cái nhà ở xã hội. Đây là những cái mà nghẽn lớn thì đều đã được Chính phủ đang chỉ đạo để xử lý tháo gỡ."
Tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định rằng, đề án làm một triệu căn nhà ở xã hội sẽ khó về đích nếu thủ tục hành chính vẫn tắc, vẫn không được sửa đổi. Hiện trong số những vấn đề gặp phải khi triển khai một dự án nhà ở xã hội thì những vướng mắc, khó khăn liên quan đến thủ tục hành chính chiếm đến 70%. Chính tình trạng này đã, đang khiến cho nhiều doanh nghiệp không mặn mà đầu tư. Vì vậy cũng không đẩy nhanh được mục tiêu thực hiện chương trình xây dựng NOXH dù các địa phương, Bộ, ban, ngành rất quyết tâm.
Chính vì lẽ đó mà tới đây, nhà ở xã hội cần phải có sự quan tâm và cần phải có những cơ chế thay đổi đi, nó không mang tính xin cho nữa và không phức tạp nữa.
Các chuyên gia cũng cho rằng, cần sớm bổ sung các quy định để huy động tối đa nguồn lực xã hội để xây nhà cho công nhân. Việc bỏ quy định bắt buộc tất cả các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội là hợp lý. Tuy nhiên cần có quy định rõ trách nhiệm quy hoạch bố trí quỹ đất nhà ở xã hội với từng địa phương. Hy vọng trong thời gian tới khi các Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã và được thông qua. Việc sớm xây dựng những nghị định, thông tư dưới Luật cụ thể được áp dụng vào thực tế sẽ tạo được sự đồng bộ trong hệ thống chính sách liên quan đến phát triển nhà ở nói chung và phát triển nhà ở xã hội nói riêng và từ đó giấc mơ an cư sẽ đến gần hơn với người dân, đặc biệt là công nhân, lao động thu nhập thấp.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai và quyết tâm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.
Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.
Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.
Xu hướng bất động sản thế giới hướng đến tiêu chí xanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Số lượng dự án xanh hiện tại vượt xa mục tiêu đề ra, cho thấy nỗ lực chuyển đổi mạnh mẽ của ngành bất động sản Việt Nam.
0