Kiểm định xe máy sẽ được thực hiện theo lộ trình

Khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực, việc kiểm định khí thải xe máy được thực hiện thế nào để không làm xáo trộn đời sống của người dân?

Nếu như trước đây kiểm định khí thải xe máy chỉ mới là đề xuất thì nay vấn đề này đã được quy định trong Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Với ông Hoàng Xuân Cường (Nam Định), chiếc xe máy cũ không chỉ phục vụ di chuyển mà còn là phương tiện mưu sinh hàng ngày của ông. Mặc dù biết khí thải thải ra môi trường không đảm bảo, thế nhưng với thu nhập ít ỏi của mình, ông buộc phải tiếp tục sử dụng.

Vì thế, khi biết tới đây xe máy phải thực hiện kiểm định khí thải khiến ông không khỏi  lo lắng. Ông Hoàng Xuân Cường bày tỏ,  mỗi ngày thu nhập chỉ được khoảng vài trăm nghìn, bỏ ra mấy chục nghìn để sửa xe thì ông còn có thể cố gắng được, chứ nếu phải mua xe mới thì ông sẽ không biết xoay xở nguồn tài chính ở đâu.

Anh Trương Văn Tương (tỉnh Thanh Hóa) lo lắng cho biết nếu kiểm soát khí thải chiếc xe máy anh đang dùng thì tất yếu sẽ phát hiện nhiều lỗi và xe không đủ điều kiện tham gia giao thông. Nếu phải thay xe mới, điều đó thực sự là khó khăn đối với anh.

Nhiều người lo lắng xe máy không đạt tiêu chuẩn kiểm định khí thải,  không biết xoay xở nguồn tài chính ở đâu để mua xe mới.

Theo các chuyên gia, những lo lắng này không phải là không có lí, nhưng không thể vì thế mà không thực hiện kiểm định khí thải xe máy. Theo kết quả từ 3 chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, xe trên 5 năm đã có xu hướng vượt tiêu chuẩn khí thải hiện hành và xe trên 10 năm có tỷ lệ phát thải rất lớn.

TS. Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông, cho rằng mỗi xã hội đều có ngưỡng đặt ra phù hợp với tình hình phát triển, bối cảnh, nước có xe máy ít thì thắt chặt, nhưng Việt Nam gần như toàn xã hội sử dụng xe máy, mà siết quá chặt ngay từ đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân.

Bởi vậy, theo TS Phan Lê Bình, trong giai đoạn đầu cần đưa ra mức đạt và không đạt để không gây ảnh hưởng nhiều tới người dân, nên đặt ngưỡng khí thải dễ dàng thông qua, sau một thời gian áp dụng mức tương đối thấp thì nâng lên, 5 năm sau siết chặt hơn nữa…

PGS.TS Nguyễn Thế Lương, trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội, đề xuất cần thực hiện cẩn thận các giải pháp và quá trình triển khai cần tạo thuận lợi cho người dân. Mặt khác, cũng phải xem xét việc phát triển nơi kiểm định khí thải như thế nào, các đại lý, các trạm sửa chữa cần được khảo sát đánh giá đầy đủ.

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, không phải tất cả xe máy sẽ phải kiểm định khí thải ngay từ 1/1/2025. Việc kiểm định sẽ được thực hiện theo lộ trình do Chính phủ ban hành.

Trong khi lộ trình đang được xây dựng thì mỗi người dân cần chủ động bảo dưỡng xe định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để góp phần bảo vệ môi trường.

Theo các chuyên gia, song song với kiểm định khí thải, các cơ quan quản lý cần tăng cường quản lý xe quá cũ, xe hết niên hạn sử dụng; có chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi sang phương tiện xanh; đẩy mạnh hơn nữa phát triển hạ tầng giao thông, nhất là giao thông công cộng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơn cuồng nộ từ Yagi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng du lịch đến kinh tế biển, ngành nuôi trồng thủy hải sản của Quảng Ninh. Sau mất mát, thậm chí trắng tay, những nỗ lực để khôi phục đang được tính bằng giờ.

Chiều 13/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Lạng Sơn và thăm hỏi, động viên, tặng quà đồng bào bị thiệt hại, ảnh hưởng do bão lũ ở xã Hòa Bình và xã Yên Bình của huyện Hữu Lũng.

Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã tìm ra chủ tài khoản đại diện “tập thể anh em rạp xiếc Trung ương" ủng hộ đồng bào vùng lũ 10.000 đồng. Nam thanh niên đã lên tiếng xin lỗi vì hành vi gây hiểu nhầm này.

Không chỉ gây thiệt hại về sinh mạng con người, bão số 3 - Yagi đã tàn phá ghê gớm hạ tầng và kinh tế của nhiều tỉnh, thành trọng điểm về kinh tế của đất nước.

Đến 17 giờ ngày 13/9, bão số 3 cùng hoàn lưu và mưa lũ trên diện rộng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng với các tỉnh phía Bắc, khiến 336 người chết và mất tích, trong đó 254 người thiệt mạng và 82 người vẫn chưa được tìm thấy. Con số này tăng thêm 21 người so với thống kê vào sáng cùng ngày.

Ngày 13/9, UBND tỉnh Phú Thọ có văn bản gửi các Sở, ban ngành liên quan về việc thực hiện tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn sự cố sập cầu Phong Châu sau khi lũ trên sông rút xuống dưới báo động 1.