Nỗi lo từ những 'chuồng cọp' trong đô thị
Rào sắt, lan can, chuồng cọp… cái nào cũng rất kiên cố nhằm bảo vệ an ninh của mỗi ngôi nhà, chủ yếu là chống trộm đột nhập. Tuy nhiên, hầu hết gia chủ lại không tính tới những rủi ro khi không may có sự cố hoả hoạn xảy ra, bởi chính hệ thống kiên cố này đã bịt đường sống của nhiều người khi gặp hỏa hoạn.
Thực tế từ các sự cố hỏa hoạn gây thương vong cho thấy, hầu hết các ban công, cửa sổ của căn nhà bị cháy đều không mở lối thoát hiểm, mà được bịt kín bằng các song sắt.
Thời gian qua, chính quyền địa phương đã phối hợp với lực lượng công an thực hiện việc rà soát và vận động mở lối thoát hiểm thứ hai. Nhưng, nhận thức và việc chấp hành của một số chủ nhà trọ, chung cư mini còn hạn chế, thậm chí có thái độ thiếu hợp tác.
Điển hình như chủ nhà trọ nằm trên phố Quán Thánh, quận Ba Đình. Dù lực lượng chức năng đã liên hệ, thông báo trước nhiều ngày nhưng nhiều lần nhưng chủ nhà không có mặt, cũng không thực hiện mở lối thoát nạn thứ hai.
Thiếu tá Trần Hữu Phúc, Công an phường Quán Thánh (quận Ba Đình) cho biết: trước đó, chủ nhà báo không còn kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ. Tuy nhiên, kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện tại tầng 3 và tầng 4 của ngôi nhà có người đang thuê trọ và chưa đăng ký tạm trú, tạm vắng. Vấn đề PCCC tại ngôi nhà này cũng tồn tại nhiều sai phạm…
Để xảy ra tình trạng “chuồng cọp” bủa vây tại nhiều ngôi nhà, chung cư mini, khu tập thể như hiện nay, có trách nhiệm rất lớn của cơ quan quản lý và giám sát, đó là chính quyền cơ sở.
Nếu chính quyền sở tại quản lý giám sát chặt chẽ, có biện pháp ngăn chặn và xử lý ngay vi phạm, thì sẽ không có hộ dân nào dám làm chuồng cọp, hay xây dựng vượt tầng.
GS.TS. Doãn Minh Khôi, Viện trưởng Viện Quy hoạch và Kiến trúc Đô thị cho rằng, song sắt chắc chắn có tác dụng chống trộm từ bên ngoài, nhưng nó lại mâu thuẫn với việc thoát ra ở bên trong căn nhà. Theo GS.TS. Doãn Minh Khôi, công tác quản lý cháy hiện giờ mình vẫn dựa vào Luật và Quy chuẩn 06 đã sửa đổi nhiều lần, nhưng người dân không được hướng dẫn, diễn giải cụ thể. Bởi vậy, cần xây dựng quy chế áp dụng an toàn cháy cho các hộ dân, các doanh nghiệp, các loại hình xây dựng từ nhà ở, nhà ở kinh doanh,… như thế mình mới siết chặt được công tác đảm bảo an toàn PCCC.
Nỗi đau sau mỗi vụ hoả hoạn vẫn còn đó. Việc mở lối thoát nạn ở các “chuồng cọp” chính là mở đường sống cho chính mình khi xảy ra hỏa hoạn.
Chuyển đổi xe buýt xanh và nâng cao chất lượng dịch vụ là hai nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty vận tải Hà Nội được UBND thành phố giao tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025.
Trong khuôn khổ của Hội thảo “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD’’, sáng 8/1, Đại sứ quán Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực đường sắt đô thị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sáng 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngành giao thông vận tải Thủ đô cần tập trung giải quyết nạn ùn tắc giao thông, triển khai đề án giao thông thông minh và đề xuất cơ chế phát triển đường sắt đô thị.
Sáng 8/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội tổ chức tổng kết công tác Mặt trận năm 2024, triển khai chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025.
Năm 2024, bất chấp nhiều khó khăn của bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, Thủ đô Hà Nội đã tăng trưởng GRDP đạt 6,52%, đạt nhiều kỷ lục như thu hút FDI, thu ngân sách.
Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thành phố đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng.
0