Thu phí cao tốc: Liệu có phí chồng phí?

Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất hai mức thu phí khác nhau cho cao tốc do Nhà nước đầu tư, vậy việc thu phí sẽ được tiến hành như thế nào? Có lo ngại phí chồng phí khi phải trả cả phí bảo trì đường bộ, phí của các tuyến BOT và cao tốc do Nhà nước đầu tư?

Luật Đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 có quy định cho phép thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư. Đến nay, một số tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có thể triển khai thu phí.

Thường xuyên đi công tác các tỉnh bằng xe cá nhân, cũng như quen với việc phải trả phí khi đi trên cao tốc, anh Nguyễn Đức Vũ (ở Cầu Giấy, Hà Nội) tán thành việc trả phí khi đi trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Tuy nhiên, có không ít ý kiến bày tỏ băn khoăn về mức phí phải đóng và rất có thể xảy ra tình trạng “phí chồng phí”.

Anh Trần Hoài Nam (phường Thành Công, quận Ba Đình) cho rằng, bình thường người dân đã phải đóng phí bảo trì đường bộ rồi, giờ nhà nước lại yêu cầu dân đóng thêm khoản phí nữa thì sẽ phí chồng phí, ảnh hưởng đến người dân nhiều hơn...

Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất hai mức thu phí khác nhau cho cao tốc do Nhà nước đầu tư, vậy việc thu phí sẽ được tiến hành như thế nào?

Với đường cao tốc đưa vào khai thác trước ngày 1/1/2025 mà chưa đạt chuẩn theo quy định có mức phí như sau: cao tốc có 4 làn xe hạn chế, mức phí thấp nhất là 900 đồng/km, cao nhất là 3.600 đồng/km; đường cao tốc có 4 làn xe và làn dừng khẩn cấp liên tục, mức phí thấp nhất là 1.000 đồng/km, cao nhất là 4.000 đồng/km; đường cao tốc có 4 làn xe trở lên, mức phí thấp nhất là 1.100 đồng/km, mức cao nhất là 4.400 đồng/km.

Các chuyên gia cho rằng, mức thu cần được nghiên cứu thận trọng, để đảm bảo hài hoà lợi ích cho người dân.

Thời gian qua, Nhà nước đã đưa vào vận hành nhiều tuyến đường cao tốc, giúp rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, chi phí… tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc áp dụng thu phí cao tốc do nhà nước đầu tư cần phải có lộ trình, thời gian thực hiện đảm bảo sự minh bạch và thuận tiện nhất cho người dân.

Nhiều ý kiến cho rằng, các khoản thu từ cao tốc này phải được đầu tư chính đáng, để Nhà nước có thêm nguồn lực cho việc duy tu bảo dưỡng và mở thêm các tuyến cao tốc mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến sáng 16/9, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt.

Khoảng sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và ngày 18/9 mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió mạnh cấp 8 khi di chuyển đến vùng biển giữa Biển Đông (khu vực Hoàng Sa).

Tối 16/9, tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, xảy ra vụ sập cầu chui đang thi công thuộc dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

Nằm trong vùng tâm bão đi qua, nhưng các nhà máy sản xuất công nghiệp trọng điểm trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh vẫn ổn định sản xuất trong và sau bão số 3.

Sau khi nước rút, nhiều người dân sống tại các khu vực ngập lụt do nước sông Hồng dâng cao, phải di dời, đã trở về và bắt tay vào dọn dẹp, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Trước những mất mát to lớn vì cơn bão số 3 gây ra, Đài Hà Nội kêu gọi cán bộ, nhân viên ủng hộ để cùng bà con các vùng bão lũ khắc phục hậu quả.