Trung tâm cà phê đầu tiên ở Đại học California, Mỹ

Trung tâm nghiên cứu cà phê tại khuôn viên Davis của Đại học California là cơ sở nghiên cứu học thuật đầu tiên dành riêng cho việc nghiên cứu về hạt cà phê.

Tại đây, các nhà nghiên cứu sẽ phát triển các khía cạnh liên quan đến cà phê, từ sản xuất, chế biến đến nghiên cứu công dụng của cà phê đối với sức khoẻ con người.

Chị Kylie Umeda, sinh viên ngành kỹ thuật hóa học tại trung tâm nghiên cứu cà phê của trường đại học California, Mỹ, (UC Davis), là một trong hơn 2000 người tham gia lớp học nghiên cứu cà phê tại trường. Chị cho biết các nghiên cứu sinh phải nắm rõ từng quy trình từ rang, pha, nếm thử và xem xét kỹ lưỡng chất lượng cà phê để có thể nhận bằng kỹ sư hoá học tại trung tâm.

"Khi nếm thử cà phê, chúng tôi sẽ xác định xem hương vị của nó ra sao, xem nó có hơi chua, có vị đất hay hơi khét không. Chúng tôi sử dụng thông tin đó để xác định hương vị của hạt cà phê, sau đó có thể liên hệ với quá trình rang khi chế biến cà phê", chị Kylie Umeda nói.

Các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu từ sản xuất, chế biến đến nghiên cứu công dụng của cà phê đối với sức khoẻ con người.

Theo đồng Giám đốc Trung tâm Bill Ristenpart, các giáo sư về khoa học thực phẩm, khoa thực vật học và nông nghiệp, khoa kinh doanh, luật, nghiên cứu tôn giáo và xã hội học đã đóng góp chuyên môn của họ cho công tác nghiên cứu đang diễn ra tại Trung tâm.

Ông Bill Ristenpart nhận định: "Trong nhiều năm, cà phê không được nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt học thuật, không chỉ ở trường đại học California mà trên toàn nước Mỹ. Tôi tự hào rằng đây là cơ sở nghiên cứu học thuật đầu tiên của Mỹ dành riêng cho cà phê. Xét đến tầm quan trọng của cà phê đối với văn hóa, kinh tế và xã hội của chúng ta, cà phê cần được nghiên cứu học thuật để nâng cao vị thế của cà phê trên thế giới".

Trung tâm nghiên cứu cà phê UC Davis vừa mới chính thức khai trương sau đợt cải tạo trị giá 6 triệu USD (tương đương 152 tỉ VND), với diện tích lên đến 650 m2.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh Thực Tiễn-19 là vệ tinh thử nghiệm có thể tái sử dụng và thu hồi. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc phóng loại vệ tinh này vào không gian.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết, Washington không loại trừ khả năng Ukraine phải đổi lãnh thổ để đổi lấy hòa bình với Nga.

Phát biểu bên lề cuộc họp của Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út, Hoàng tử Faisal bin Farhan Al Saud thông báo, nước này đã thành lập một liên minh toàn cầu để thúc đẩy giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ - bà Sabrina Singh cho biết, Mỹ không tham gia và cũng không được cảnh báo trước về cuộc tấn công của Israel vào Thủ đô Beirut của Liban.

Giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) vẫn tiếp diễn tại thành phố El-Fasher và Thủ đô Khartoum.

Siêu bão Helene, đổ bộ vào đất liền nước Mỹ với cường độ cấp 4 theo thang bão Saffir-Simpson, đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng với 44 người thiệt mạng tính đến ngày 27/9. Cơn bão cũng đã khiến hàng triệu người mất điện trên khắp các bang miền Đông Nam nước Mỹ, kéo dài từ Florida đến Ohio.