Chip bán dẫn tích hợp "Make in Việt Nam, Made by FPT"

Tháng 9/2022, lần đầu tiên dòng chíp bán dẫn tích hợp "Make in Việt Nam" đã được các kỹ sư của Công ty Thiết kế và Sản xuất chip vi mạch FPT - FPT Semiconductor chính thức công bố. Toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển dòng chip này được các kỹ sư của FPT thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam. Đó là những nền tảng để thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ cao của đất nước.

Tại Ngày hội Công nghệ thường niên của tập đoàn FPT - FPT Techday năm 2023, những con "chip make in Việt Nam, made by FPT" đã được giới thiệu trang trọng giữa các gian hàng của các đối tác nước ngoài. Dù mới chỉ tham gia ở khâu nghiên cứu và phát triển, thiết kế chip, nhưng đây cũng là những bước đi đầu tiên đầy tự hào của các kỹ sư công nghệ FPT.

Lộ trình này đã được chuẩn bị trong hơn 10 năm qua, và thời điểm gián đoạn chuỗi cùng ứng chip bán dẫn toàn cầu là lúc thích hợp để các con chip make by FPT đi ra thị trường.

Hơn 70 triệu con chip được các khách hàng đón nhận, đó là những thành công bước đầu cho ước mơ phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Theo dự báo, ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam có giá trị vượt trên 6,16 tỷ USD trong năm tới. Đây chính là động lực để FPT nói riêng và các đơn vị tiên phong khác xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn nội địa, tiến tới hoàn thiện chuỗi cung ứng cho các ngành sản xuất công nghệ cao của đất nước. Những bước hoạch định cho tương lai đó đang được triển khai.

Mục tiêu của riêng FPT, đó là đến năm 2030 sẽ hoàn thiện chuỗi sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam, và phấn đấu nắm giữ 30% thị phần trong nước. Ngành sản xuất chip vi mạch bán dẫn tích hợp sẽ tạo nên trụ cột để phát triển bền vững các ngành công nghệ cao của đất nước trong hội nhập toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Buổi trình diễn máy bay không người lái này là màn dạo đầu cho cuộc trình diễn lớn nhất từ trước đến nay về nhân vật Doraemon sẽ diễn ra từ ngày 13/7 đến ngày 4/8.

76% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam nói sẽ không tuyển dụng người không có kỹ năng trí tuệ nhân tạo AI, trong khi đó, con số này ở toàn cầu chỉ là 66%.

Các “gã khổng lồ” công nghệ như Microsoft, Alphabet, Apple… đua nhau ra mắt các tính năng và công cụ mới tích hợp AI, đầu tư hàng tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo ở nhiều quốc gia.

Ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok của công ty Bytedance (Trung Quốc) cho biết, họ đang đưa ra các hạn chế đối với các hãng truyền thông liên quan nhà nước nhằm ngăn chặn các hành động gây ảnh hưởng của nước ngoài qua nền tảng này trong năm bầu cử quan trọng ở nhiều quốc gia.

Một kỷ lục với bộ đồ bay phản lực mới đây đã được lập tại Romania, khi một nhân viên y tế trong bộ đồ bay phản lực đã rút ngắn thời gian hành trình tiếp cận bệnh nhân từ hơn 2 giờ xuống chỉ còn 2 phút.

Một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mang tên Cổng thông tin đã giúp người dân thủ đô Ireland và New York, cách nhau hơn 5.000km, có thể nhìn thấy nhau như những người sống cùng một khu phố.