Dấu ấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng khẳng định: "sức mạnh của quân đội chúng tôi nằm ở tinh thần chiến đấu và sự ủng hộ vô hạn của nhân dân, ngoài ra còn có cả nghệ thuật quân sự". Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" ngày 7/5/1954 gắn liền với vai trò, trí tuệ và bản lĩnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh của chiến dịch.

Những ngày này, rất đông du khách đã tới Mường Phăng, nơi đặt trụ sở của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ 70 năm về trước, để tìm hiểu, lý giải một câu hỏi: vì sao Việt Nam có thể giành chiến thắng?

Quân ủy T.Ư, Bộ Tổng tư lệnh bàn kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954. Ảnh: T.L

Trong một kế hoạch mang tên Nava, Pháp đặt mục tiêu chấm dứt chiến tranh trong vòng 18 tháng với phần thắng sẽ thuộc về họ. Tất cả lực lượng tinh nhuệ đã được Pháp huy động tới Điện Biên Phủ với mục đích thu hút Việt Minh để đấu trận quyết chiến chiến lược, quyết định số phận của cuộc chiến. 

Lựa chọn địa bàn Điện Biên Phủ, theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ta sẽ phát huy được sở trường, có thể dựa vào địa hình hiểm trở để phát huy khả năng tác chiến, hạn chế tính năng binh khí kỹ thuật, khả năng tăng viện ứng cứu của địch. Những đánh giá của Đại tướng là cơ sở để Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến nhận định "đây là thời cơ chiến lược tốt để tiêu diệt quân chủ lực Pháp ở địa hình rừng núi, xa căn cứ hậu phương mà địch chỉ có thể tiếp tế bằng đường không".

Trong một lần trả lời phòng phỏng vấn báo chí nước ngoài, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết: "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho tôi toàn quyền quyết định và nhấn mạnh rằng đây là một trận chiến rất quan trọng, vì vậy bằng mọi giá chúng tôi phải chiến thắng. Có một nguyên tắc là nếu chúng tôi chắc thắng thì chúng tôi sẽ tấn công, còn nếu như không chắc thì chúng tôi sẽ không tấn công. Điều cốt yếu không phải là một cuộc tấn công chớp nhoáng mà là một cuộc chiến dài hơi, nghiền nát từng phần của quân địch". 

Các chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ công kênh Đại tướng trong lễ mừng công ngày 13/5/1954. Ảnh tư liệu

Sau khi gửi thư báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến từng đơn vị pháo để động viên chiến sĩ, vì hơn ai hết ông hiểu rằng đây là bộ phận khó nhọc nhất để thay đổi cách đánh. Toàn mặt trận chuyển động đồng loạt, lặng lẽ rời khỏi trận địa ngay ngày 26/1/1954 khi được làm công tác tư tưởng. Cuộc chiến với đèo cao, dốc thẳm lại bắt đầu trở lại. Kéo pháo vào đã vô cùng gian gian, kéo pháo ra lại càng cực khổ hơn. PGS.TS Trần Ngọc Long – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam nhận định, không phải ngẫu nhiên Đại tướng nói đây là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân. Với tư duy quân sự sắc sảo thì mới đưa ra được quyết định như vậy. 

Trận khai hỏa chiến dịch được ấn định vào ngày 13/03/1954 với việc tấn công vào đồi Him Lam. Chỉ sau hơn 6 tiếng, trung tâm đề kháng Him Lam đã không trụ vững. Sau Him Lam, các cứ điểm khác không còn thuộc về quân Pháp. Từ đây, chiến thắng đã đến rất gần và kết thúc sau 56 ngày sau đó - ngày 7/5/1954. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2021). Ảnh tư liệu

Với chiến thắng Điện Biên Phủ, người Pháp kinh ngạc trước khả năng của Việt Minh bởi họ không thể hình dung ra được khả năng vô tận của một dân tộc, của một quân đội chiến đấu vì độc lập, tự do. Đóng góp vào chiến thắng chung ấy, không thể không nhắc đến một con người ở một thời điểm đã có một quyết định quyết đoán, táo bạo, kịp thời. Một quyết định thể hiện tài năng, bản lĩnh của vị chỉ huy - Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

Điện Biên Phủ là mốc son bằng vàng đã đưa tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành một vị tướng lỗi lạc của thế kỷ 20. Đối với dân tộc Việt Nam, hình ảnh Đại tướng – vị Tổng Tư lệnh – người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam với nụ cười hiền hậu luôn được khắc ghi là một vị tướng trong lòng dân./.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 19/5, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức khởi công dự án mở rộng nhà ga hành khách T2. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát lệnh khởi công.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, trước việc thuê máy bay bị vỡ kế hoạch, các hãng hàng không đang tăng chuyến bay đêm và sáng sớm để phục vụ nhu cầu người dân trong dịp du lịch hè sắp tới và giai đoạn đến cuối năm.

Kiếm tiền dựa trên sức lao động của bản thân là điều bình thường với nhiều người, nhưng với những người tự kỷ thì không hề đơn giản. Thực tế, nếu được hỗ trợ đào tạo, người tự kỷ có thể làm việc, kiếm thu nhập và tự lập trong cuộc sống.

Dù nhân dân đất mũi Cà Mau, nơi cực Nam của Tổ quốc, chưa một lần được đón Bác vào thăm, nhưng tình cảm chân thành, lòng kính yêu đối với Người luôn được người dân nuôi dưỡng và gìn giữ qua từng thế hệ. Hàng năm, trước bàn thờ Tổ quốc, nhiều gia đình vẫn làm mâm cơm dâng cúng vào những ngày trọng đại như ngày sinh nhật và ngày mất của Người.

Bác sĩ Hoàng Minh Lý (Bệnh viện K Hà Nội) đang bình phục dần, sức khỏe ổn định. Theo đánh giá của bác sĩ điều trị, bệnh nhân có nhiều tổn thương nặng nên thời gian hồi phục sẽ rất dài và có nguy cơ sẽ phải ngồi xe lăn. Dự kiến 5-7 ngày tới, bệnh nhân có thể xuất viện, chuyển sang tập vật lý trị liệu.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Bác Hồ, sáng nay (19/5), Công an thành phố Hà Nội đã long trọng khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung tâm thông tin chỉ huy Công an thành phố.