24/03 Ngày thế giới phòng chống Lao

“Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao” là chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống Lao vừa được Sở Y tế và Bệnh viện Phổi Hà Nội tổ chức mít tinh hưởng ứng trong năm 2024.

Mỗi năm, chương trình chống lao của Hà Nội thu nhận khoảng hơn 4.000 bệnh nhân lao nhạy cảm. Trong năm 2023, Bệnh viện Phổi Hà Nội đã khám sàng lọc, phát hiện, thu nhận các bệnh nhân lao kháng thuốc. Số người mắc bệnh lao được tư vấn xét nghiệm HIV tới gần 4.000 người, chiếm tỷ lệ 97,1%, số người mắc lao/HIV khoảng 103 người, chiếm tỷ lệ 2.6%, số người được điều trị cả lao và ARV là khoảng 100 người, chiếm tỷ lệ 97,3%.

Sở Y tế và Bệnh viện Phổi Hà Nội tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống Lao

Bệnh viện Phổi Hà Nội cũng đã và đang tổ chức lồng ghép tầm soát các bệnh phổi, tăng huyết áp, đái tháo đường. Năm 2024, Hà Nội phấn đấu giảm nhanh tỷ lệ mắc bệnh mới, giảm số người mắc lao trong cộng đồng xuống dưới 45 người/100.000 dân; giảm tỷ lệ tử vong do lao xuống dưới 4 người/100.000 người dân. Cùng với đó, Thành phố tiếp tục duy trì mạng lưới phòng chống bệnh lao từ tuyến Thành phố đến quận, huyện và 100% xã, phường, thị trấn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.