Cháy mãi ngọn lửa “Ba sẵn sàng” để sống có trách nhiệm

60 năm trôi qua, phong trào “Ba sẵn sàng” đi vào lịch sử như một thiên anh hùng ca của tuổi trẻ. Tinh thần xung kích “Ba sẵn sàng” trong quá khứ và “Thanh niên tình nguyện” ngày hôm nay vẫn được tuổi trẻ Thủ đô giữ gìn trọn vẹn và tiếp tục toả sáng.

Phong trào “Ba sẵn sàng” - niềm tự hào của thanh niên

Tối 9/8/1964, phong trào chính thức được phát động tại quảng trường Nhà hát lớn thành phố (nay là quảng trường Cách mạng Tháng 8). Khoảng 500 đoàn viên và trên 20.000 thanh niên đã tập trung ngoài phố, giương cao khẩu hiệu "Ba sẵn sàng".

Từ đất thiêng Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, phong trào “Ba sẵn sàng” như hồi kèn xung trận, giục giã bước chân tuổi trẻ tình nguyện cống hiến, chiến đấu kiên cường, hy sinh anh dũng vì Tổ quốc. Phong trào này đã khơi dậy và cổ vũ lớp lớp thanh niên miền Bắc "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", nhiều người đã tình nguyện viết đơn bằng máu, xin được nhập ngũ trước tuổi... với khát khao cháy bỏng là sớm được tòng quân ra trận.

Đúng 60 năm về trước, phong trào "Ba sẵn sàng" được khởi xướng và trở thành tinh thần của thế hệ trẻ

60 năm từ khi phong trào “Ba sẵn sàng” được phát động, lời thề ấy đã đi vào lịch sử như một minh chứng hào hùng, mãnh liệt cho nhiệt huyết cách mạng, tinh thần hy sinh, cống hiến tình nguyện, vô điều kiện vì nhân dân, vì Tổ quốc của tuổi trẻ Việt Nam.

Tinh thần “Ba sẵn sàng” nhắc nhở thế hệ thanh niên ngày nay không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để gánh vác sứ mệnh của tuổi trẻ trong thời đại mới, với bản lĩnh “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.

Trưởng thành khi ta sống có trách nhiệm

“19 tuổi và những bước chân không mỏi” là câu chuyện mà Huy Hiệu muốn chia sẻ với mọi người sau mỗi chuyến đi của mình. Hàng tuần, Hiệu sẽ dành ra một buổi, đi bộ quãng đường hơn 20 cây số, đến bất kỳ đâu trong thành phố, để tìm hiểu về những điều anh muốn. Đây là cách mà bạn trẻ này sống có trách nhiệm hơn với chính bản thân mình, không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân.

“Trong câu chuyện tuổi 19 và những bước chân không mỏi của tôi, tôi sẽ kể cho mọi người về những câu chuyện mà tôi gặp và từ đấy tôi nhận ra rằng cuộc sống của mình còn rất nhiều điều tuyệt vời và mọi người xung quanh mình đang không ngừng cố gắng, tại sao mình không cố gắng mỗi ngày để tốt hơn mỗi ngày” - 

Anh LÊ HUY HIỆU - Phường TRUNG HOÀ - Quận CẦU GIẤY – HÀ NỘI

Thế hệ gen Z tự tin, năng động, tiếp thu cái mới nhanh, nhất là "khả năng đa nhiệm" đảm đương được nhiều việc khác nhau. Và tinh thần “sẵn sàng” của các bạn trẻ ngày nay được thể hiện từ chính những điều như thế: sẵn sàng thay đổi, học hỏi và có trách nhiệm với bản thân mình.

"Ba sẵn sàng" thắp sáng tinh thần cách mạng của tuổi trẻ

60 năm kể từ khi phong trào “Ba sẵn sàng” được phát động, lời thề ấy đã đi vào lịch sử như một minh chứng hào hùng, mãnh liệt cho nhiệt huyết cách mạng, sự  hy sinh, cống hiến tình nguyện vì nhân dân, vì Tổ quốc của tuổi trẻ Việt Nam.

Tinh thần "Ba sẵn sàng" trong thời bình với phong trào "Thanh niên tình nguyện" vẫn giữ nguyên giá trị.

Khi đất nước hòa bình, bước vào thời kỳ xây dựng và đổi mới, vào tháng giêng năm 1999, “Ba sẵn sàng” được Thành đoàn Hà Nội tiếp nối cho thanh niên Thủ đô qua phong trào “Thanh niên tình nguyện”.

24 năm kể từ khi phát động, ngọn lửa đó vẫn rực cháy trong mỗi thanh niên, thôi thúc những người trẻ phải đi, phải đến và phải đóng góp trí tuệ, sức trẻ cho đất nước. Thành công của phong trào đã tạo dựng và tôi rèn nên một thế hệ thanh niên Thủ đô với những phẩm chất tốt đẹp, đó là lòng yêu nước, biết hy sinh và cao cả hơn là sẵn sàng cống hiến tâm - trí - lực cho Tổ quốc.

Lễ ra quân Thanh niên tình nguyện hè 2024

60 năm trôi qua, phong trào “Ba sẵn sàng” đi vào lịch sử như một thiên anh hùng ca của tuổi trẻ, là nền tảng để phong trào thanh niên cả nước nói chung và tuổi trẻ Thủ đô nói riêng, tiếp bước gánh vác sứ mệnh lịch sử trong thời đại mới, giúp mỗi thanh niên ý thức được sứ mệnh cao cả của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cũng giống như 60 năm về trước, những chuyến xe tình nguyện nối đuôi nhau đi về mọi miền Tổ quốc, mang theo sức trẻ và hoài bão đi dựng xây đất nước. Có thể nói, tinh thần xung kích của “Ba sẵn sàng” trong quá khứ và “Thanh niên tình nguyện” ngày hôm nay vẫn được tuổi trẻ Thủ đô giữ gìn trọn vẹn và tiếp tục toả sáng.

“Với tinh thần sáng mãi ngọn lửa "Ba sẵn sàng", sẵn sàng đi đến mọi nơi, mọi vùng khó khăn của tổ quốc, tình cảm và nhiệt huyết của tuổi trẻ Thủ đô cùng với những nguồn lực Tuổi trẻ Thủ đô đem tới sẽ làm được những việc có ích, thiết thực và có ý nghĩa với các địa phương chúng tôi thực hiện nhiệm vụ” - 

Anh NGUYỄN TIẾN HƯNG –Phó Bí thư THÀNH ĐOÀN - CHỦ TỊCH HỘI SINH VIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Phong trào “Thanh niên tình nguyện” là sự phát huy, kế thừa hiệu quả, thiết thực nhất từ phong trào “Ba sẵn sàng”, khơi dậy tinh thần tự nguyện của thanh niên Hà Nội trong đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước. Tình nguyện đảm nhận những việc rất mới, rất khó, đến những nơi xa xôi hẻo lánh, thể hiện nhiệt huyết của thế hệ trẻ trong bất cứ thời kỳ nào, và khi đất nước cần, bằng sức trẻ, trí tuệ, thanh niên ngày nay sẽ "biến tình yêu thành hành động”.

Thanh niên Thủ đô đi bất cứ đâu, cống hiến khi Tổ quốc cần.

Kế thừa truyền thống, viết tiếp tương lai, thanh niên Thủ đô ngày nay đã và đang gắn bó hơn với các phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Phong trào ấy như lời hiệu triệu để lớp lớp thanh niên phải sống có lý tưởng và  hoài bão.

Tinh thần “Ba sẵn sàng” mãi vang vọng để nhắc nhở thanh niên: Hãy rèn luyện, tu dưỡng để gánh vác sứ mệnh của tuổi trẻ “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.

User
Ý KIẾN

Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhất là mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong thời gian sau bão số 3.

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn, ngoài bị xử phạt hành chính sẽ bị thông báo về cơ quan để kỷ luật.

Công an quận Tây Hồ vừa nhanh chóng phối hợp với lực lượng chữa cháy tại chỗ ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy tại nhà dân thuộc đường Âu Cơ.

Ở các diễn đàn giao thông, nhiều người để lại bình luận phản ánh tình trạng các tài xế của nhà xe Phương Trang thường xuyên đi ẩu, chạy quá tốc độ, vi phạm luật giao thông.

La Niña có thể kéo dài từ vài tháng đến hai năm, và sự xuất hiện của nó thường được dự báo trước bởi các cơ quan khí tượng thông qua việc theo dõi và phân tích dữ liệu nhiệt độ biển và các yếu tố khí hậu khác.

Các chuyên gia nhận định rằng diễn biến thời tiết phức tạp hiện nay, đặc biệt là sự gia tăng tần suất và cường độ của bão, liên quan đến sự chuyển pha từ El Niño sang La Niña.

Chiều 19/9, Học viện Chính trị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024.

Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, tình trạng xe đỗ, dừng sai quy định gây mất ATGT, mất mỹ quan đô thị có chiều hướng tăng và diễn biến phức tạp.

Ngày 18/9, tại khu vực gần cầu Thủ Biên, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, một lái xe đầu kéo đã bị xe tải hất văng khi vội vàng chạy sang đường mà không chú ý quan sát.

Từ ngày 1/10 tới, ngành đường sắt sẽ bắt đầu mở bán vé tập thể tàu Tết 2025 nhằm phục vụ sớm nhu cầu về quê của người lao động, học sinh, sinh viên.

Tại dự thảo Nghị định quy định về hoạt động vận tải đường bộ, Bộ GTVT đã đề xuất sửa một số quy định về niên hạn sử dụng đối với từng loại xe ô tô kinh doanh vận tải.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ chấp thuận đề xuất của UBND TP Hà Nội về dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai.

Để ứng phó với cơn bão số 4, các đơn vị của Vùng 3 Hải quân đã duy trì lực lượng, phương tiện trực; cơ động tàu thuyền ra khu tránh bão; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn nhà cửa, kho tàng; thành lập các tổ, lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh.

Vào lúc 16h30 ngày hôm nay 19/9, một vụ cháy đã xảy ra tại một xưởng giấy tại số 51 đường Quang Tiến, Nam Từ Liêm. Rất may không có người bị nạn.

Ngày 19/9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Chiều nay (19/9), tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin về công tác phối hợp với các nước để bảo hộ ngư dân trước cơn bão số 4 Soulik.

Ông Lương Hoài Nam vừa bị tạm hoãn xuất cảnh chỉ vì là người đại diện công ty đang nợ thuế - Bamboo Airways. Nhiều ý kiến cho rằng, cách xử lý trong trường hợp này của cơ quan Thuế “cứng nhắc” vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động cũng như nỗ lực trả nợ thuế của doanh nghiệp.

Trong vòng 24 giờ qua, từ 14 giờ ngày 18/9 đến 14 giờ ngày 19/9, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum đã hứng chịu mưa lớn với lượng mưa lên tới hàng trăm mm, gây nguy cơ ngập lụt diện rộng và nguy hiểm do lũ quét, sạt lở đất.

Chung tay với đồng bào cả nước khắc phục hậu quả nặng nề sau thiên tai, sáng nay 19/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.

Trước diễn biến bão số 4, nguy cơ mưa lũ trên diện rộng và sạt lở đất đá, ngoài lực lượng nòng cốt là Quân đội, Biên phòng và Công an, tỉnh Quảng Bình đã kích hoạt đội xung kích phòng, chống thiên tai với hơn 12.000 người tại 151 xã, phường, thị trấn.

TAND TP. HCM xác định trong giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, có 35.824 bị hại; 534 tổ chức, cá nhân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - những con số rất lớn trong lịch sử tố tụng của Việt Nam.

Khoảng 4 giờ sáng 19/9, cầu Ngòi Móng (đoạn km 0+250), trên đường tỉnh 445, phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành, thành phố Hòa Bình đã bị lún và sập, hiện không có thiệt hại về người.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại Quảng Ngãi đã có mưa lớn trên diện rộng. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký công điện khẩn yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương tập trung biện pháp khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là tình trạng mưa lớn gây ngập úng, sạt lở đất, lũ quét.

Vào 10 giờ sáng nay, bão số 4 di chuyển với vận tốc 20-25km/h, tâm bão nằm trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

Tổ chức phi chính phủ ActionAid quốc tế tại Việt Nam vừa có buổi làm việc với huyện Sóc Sơn, Hà Nội để hỗ trợ huyện khắc phục hậu quả sau bão số 3.

Sáng 19/9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4 dự kiến đổ bộ vào đất liền khu vực miền Trung.

Tại huyện đảo Cồn Cỏ vào lúc 9h31, sức gió cực đại đạt 25,5 m/s (cấp 10). Dự báo vào 13 giờ ngày 19/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

Do mưa lớn nên mực nước ở một số sông suối tại địa bàn tỉnh Quảng Bình dâng cao gây ngập và khiến giao thông bị chia cắt cục bộ.

Ngày 19/9, Cảng hàng không Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) cho biết, Cục Hàng không Việt Nam có quyết định tạm ngừng khai thác máy bay tại sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) từ 15 giờ đến 22 giờ ngày 19/9 do thời tiết xấu vượt tiêu chuẩn khai thác.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành công văn về việc khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn.

Để tạo điều kiện cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tập trung khắc phục hậu quả, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh kế hoạch và phương án kiểm toán.

Theo báo cáo của Cục cứu hộ cứu nạn, Bộ tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, để ứng phó với bão số 4, Bộ Quốc phòng đã huy động hơn 305.000 người.

Nghị quyết số 143 của Chính phủ yêu cầu thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế; xem xét miễn, giảm lãi vay cho các đối tượng chịu ảnh hưởng sau bão số 3.

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 và dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Bình gây mưa lớn, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất đá. Tỉnh Quảng Bình yêu cầu các đơn vị, địa phương theo sát diễn biến của bão và tình hình mưa lũ, kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra.

Bão số 4 đang di chuyền vào vùng biển khu vực miền Trung. Đảo Cồn Cỏ - một huyện đảo tiền tiêu nằm cách thị trấn Cửa Việt (Quảng Trị) 17 hải lý bắt đầu có gió giật cấp 8. Tất cả khách du lịch tại Cồn Cỏ đã vào bờ an toàn.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Bão số 4 có khả năng gây ra mưa cường suất lớn (>150mm/6 giờ) ở khu vực từ Quảng Trị - Đà Nẵng.

Theo báo cáo Khảo sát Chính phủ điện tử 2024 mà Liên hợp quốc mới phát hành, năm nay Việt Nam đã tăng 15 bậc về chỉ số Chính phủ điện tử - EGDI, đứng thứ 71/193.

Dự án "Thanh niên trong các Hợp tác xã là chủ thể của chuyển đổi số tại cộng đồng địa phương – YOUCOOL” được triển khai trong 3 năm nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội trong việc tăng cường các kỹ năng số và nâng cao nhận thức của thanh niên nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số toàn diện.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão nên ngày và đêm nay (19/9), Hà Nội có mưa rào rải rác và dông, có nơi mưa to.

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.