Đại biểu Quốc hội đồng tình cao đầu tư dự án đường vành đai 4
(HanoiTV) - Sáng 10/6, Quốc hội đã thảo luận về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội.
Phát biểu mở đầu phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận các nội dung đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra và gợi ý thảo luận của cơ quan thẩm tra. Trong đó, tập trung vào các nội dung về sự phù hợp của các dự án; các quy hoạch, kế hoạch; phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư; nhu cầu sử dụng đất và các phương án giải phóng mặt bằng, tổng mức đầu tư; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; phân kỳ tiến độ thực hiện dự án; phương án thu phí để thu hồi vốn; hoàn trả ngân sách trung ương; các cơ chế, chính sách đặc thù Chính phủ đề nghị áp dụng cho dự án.

Cơ bản nhất trí cao với nội dung Tờ trình Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về dự án đường vành đai 4 Thủ đô Hà Nội, các đại biểu đều bày tỏ đồng tình cao với chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội với những căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn được phân tích, đánh giá nêu trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và nhiều ý kiến thảo luận tại Tổ ngày mồng 06/6/2022.
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên khẳng định: việc triển khai thực hiện dự án sẽ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh không chỉ của thành phố Hà Nội mà còn của các tỉnh, thành phố liên quan trong vùng Thủ đô và cả nước nói chung; có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, tạo ra không gian phát triển mới cho Hà Nội và vùng Thủ đô, kết nối các đường quốc lộ, cao tốc hướng tâm, kết nối liên vùng, tạo sự phát triển kinh tế xã hội đồng bộ trong khu vực.
Theo đại biểu, việc đầu tư hoàn thành dự án đường vành đai 4 hết sức cần thiết và cấp bách, là động lực để thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt kinh tế xã hội. Tuyến đường sẽ góp phần kết nối nhiều khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, các tỉnh, thành phố trong vùng giao thương trong nội bộ vùng Thủ đô trở lên.
Đại biểu đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành, các địa phương cần tạo điều kiện tốt nhất cho chủ đầu tư, nhà thầu; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cho công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, làm tốt việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu được phép thực hiện, lựa chọn được nhà thầu có năng lực, uy tín để tham gia thực hiện dự án. Thực hiện tốt việc quản lý đất đai dọc tuyến đường ngay từ khi quyết định chủ trương đầu tư dự án, nhằm ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đòi bồi thường hoặc xây dựng trên hành lang giao thông. Đồng thời cần có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các địa phương của dự án đi qua trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án để địa phương chủ động trong việc bố trí vốn, bố trí địa điểm tái định cư ngay từ ban đầu khi tuyên án được phê duyệt. Ngoài ra, đại biểu đề nghị nghiên cứu làm rõ phương án giải phóng mặt bằng, làm rõ lộ trình đầu tư, rà soát để thiết kế và bố trí hệ thống thu phí trạm dừng nghỉ, cầu vượt, hầm chui, đặc biệt là các nút giao trên toàn tuyến, bảo đảm phù hợp, có tính kết nối với hệ thống giao thông trong vùng, từ đó phát huy hiệu quả theo đúng mục tiêu của dự án.
Về phân chia dự án thành phần và hình thức đầu tư, đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc bày tỏ đồng tình với Tờ trình của Chính phủ với việc đầu tư đường Vành đai 4 dự án thành phần cao tốc được đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và dự án thành phần dọc 2 bên tiểu dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách.
Đại biểu cũng nhất trí với đề xuất giải phóng mặt bằng toàn bộ một lần theo quy hoạch để quản lý, đồng thời tách phần giải phóng mặt bằng và tái định cư hành tiểu dự án để giao địa phương thực hiện, đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị làm rõ việc giải phóng mặt bằng một lần đã bao gồm cả phần đường song hành 2 bên chưa? Đề nghị cần nghiên cứu cơ chế phối hợp trong quá trình xây lắp, nghiệm thu, bàn giao để tránh những ý kiến, kiến nghị phát sinh sau này.
Theo Đại biểu Tạ Đình Thi – Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, để dự án trên có thể triển khai nhanh và sớm phát huy hiệu quả, cần rút kinh nghiệm từ các công trình đường bộ trước đây về công tác quy hoạch, bên cạnh việc quy hoạch, hướng tuyến hành lang công trình thì cần đặc biệt coi trọng và đồng bộ hóa công tác quy hoạch đối với các khu đô thị dân cư, khu tái định cư, quy hoạch cảnh quan, môi trường, công trình thoát nước, tránh tình trạng ô nhiễm, mất cảnh quan và ngập lụt thường xuyên xảy ra như hiện nay.
Về công tác giải phóng mặt bằng, việc dự án nêu trên tách riêng dự án xây dựng công trình và dự án giải phóng mặt bằng, phân chia thành các dự án thành phần, giao cho các địa phương chủ trì thực hiện sẽ thúc đẩy quá trình triển khai nhanh và hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và kinh phí. Việc xác định đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của địa phương nào do địa phương đó thực hiện mà không xây dựng khung giá chung cho toàn dự án sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng so bì, giá đền bù, khiếu kiện, đặc biệt đối với các khu vực giáp ranh giữa các địa phương.
Đại biểu Nguyễn Hải Anh- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp bày tỏ nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc giải phóng mặt bằng theo quy mô mặt cắt ngang hoàn chỉnh một lần đối với cả hai Dự án, cũng như giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh với nút giao liên thông, bởi phương án này sẽ tránh được các tình huống phức tạp, gây mất ổn định đời sống cho người dân khi thực hiện giải phóng còn nhiều lần. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần có biện pháp bảo đảm không tái lấn chiếm.
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị chọn phương án giải phân cách cứng như đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng để đảm bảo tiết kiệm diện tích sử dụng đất, giảm chi phí giải phóng mặt bằng, giảm chi phí, thời gian thi công.

Đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho biết, thời gian qua khi mới chỉ nghe dư luận là Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về tuyến đường này thì giá đất đai ở khu vực này đã sôi động lên và giá tăng lên rất nhiều lần. Đại biểu cho rằng nếu không có biện pháp khai thác thì nguồn lực này nó sẽ bị lãng phí. Do đó, cùng với việc phê duyệt chủ trương xây dựng tuyến đường này, đại biểu đề nghị Chính phủ nên đề xuất với Quốc hội có một cơ chế đặc thù để khai thác nguồn lực này. Theo đó, cơ chế này được thực hiện theo phương thức là cùng với việc quy hoạch chi tiết xây dựng các tuyến đường vành đai này thì nên quy hoạch đồng thời khu vực hai bên đường này để hình thành nên các khu đô thị hiện đại, các trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối, các trung tâm trung chuyển hàng hóa và các hệ thống đường không chỉ là đường song hành mà kể cả các hệ thống đường kết nối trong khu vực. Đại biểu cho rằng khi tiến hành đấu thầu các dự án này sẽ có được các khu đô thị hiện đại, khai thác nguồn lực và tránh tình trạng phát triển tự phát.
Đồng tình với đại biểu Hoàng Văn Cường, đại biểu Nguyễn Văn Thân cho rằng là cần phải xây dựng các dự án đô thị, các khu công nghiệp trên tuyến kết nối dự án đường vành đai 3 và vành đai 4, đại biểu Lê Thanh Vân đồng tình và cho rằng đến lúc phải nhận thức về hiệu quả của đầu tư công không chỉ là về giao thông, đằng sau đó là địa tô chênh lệch do Nhà nước tạo ra từ hoạt động đầu tư công.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội đặt vấn đề làm sao để hai dự án tránh đi vào lối mòn của các siêu đô thị trong việc cạnh tranh và thu hút tài nguyên và không gian tắc nghẽn để trở thành những đô thị hiện đại có chức năng dẫn dắt, tạo hiệu ứng lan tỏa, phát triển cả nước. Liên quan đến phát triển không gian mới xung quanh các vành đai cao tốc, đại biểu lưu ý cần tính toán quy hoạch không chỉ đô thị mà còn công nghiệp và đặc biệt là logistic, cảng cạn để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế. Đại biểu cũng lưu ý khi triển khai dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô cần rút kinh nghiệm từ dự án cầu Thanh Trì, đường Vành đai 3. Đồng thời đề nghị cân nhắc thêm về chỉ định thầu để đảm bảo tiến độ thì cho chỉ định thầu với các gói thầu tư vấn di dời hạ tầng kỹ thuật, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, đề nghị Quốc hội cho theo phương án như Chính phủ trình là cho được áp dụng trong thời gian thực hiện dự án.
Đại biểu, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc tăng cường hơn nữa việc công khai, công bố rộng rãi dự án đến Nhân dân để phát huy vai trò, trách nhiệm và tạo sự đồng thuận cao.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, sau buổi làm việc khẩn trương, sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm, đã có 17 đại biểu trực tiếp phát biểu tại hội trường, 3 ý kiến tranh luận.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu chưa phát biểu tại hội trường gửi văn bản tới Ban Thư ký để tổng hợp đầy đủ các ý kiến. Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, đa số ý kiến các bày tỏ tán thành sự cần thiết của việc đầu tư xây dựng Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án đường Vành đai 3 Tp.HCM nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua và phù hợp với Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng như: phạm vi và quy mô dự án, những vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, cân nhắc tính khả thi đầu tư dự án theo phương thức PPP, đánh giá hiệu quả các hình thức khai thác nguồn lực, quỹ đất có liên quan, việc phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong triển khai dự án…
Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Ủy ban Kinh tế và các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu ý kiến các đại biểu xây dựng báo cáo tiếp thu giải trình, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư trình Quốc hội xem xét thông qua.
Từ khóa:
Ý KIẾN
Hàng chục tiêm kích Su-30MK2, Yak-130, trực thăng liên tiếp xuất hiện trên bầu trời khu vực Dinh Độc Lập, tạo nên hình ảnh đặc biệt để chuẩn bị cho màn trình diễn mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar, diễn ra vào trưa 30/3.
Cả nước hiện vẫn còn khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, thuộc khoảng 20 nhóm vấn đề khác nhau, đòi hỏi giải pháp tháo gỡ hiệu quả.
Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam gồm 80 cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã lên đường sang hỗ trợ nước bạn Myanmar ngày 30/3, nhằm khắc phục hậu quả vụ động đất.
Được sự đồng ý của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an Việt Nam đã cử đội cứu nạn cứu hộ lên đường thực hiện nhiệm vụ tại Myanmar để giúp nước bạn khắc phục hậu quả sau thảm họa động đất.
Theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn vào sáng 30/3, theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan.
Bệnh viện Quân y 103 sáng 30/3 đã giao nhiệm vụ cho 16 đồng chí cán bộ, y bác sĩ tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar sau thảm họa động đất ngày 28/3.
Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật đã khẩn trương triển khai lực lượng quân y gồm 30 y, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên phục vụ, bảo đảm tham gia thực hiện nhiệm vụ cứu trợ tại Myanmar.
80 quân nhân Việt Nam gồm các lực lượng cứu hộ, quân y, thông tin tuyên truyền đã nhận nhiệm vụ sang Myanmar hỗ trợ cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất.
Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ sáng 30/4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Bộ đội Biên phòng tổ chức lễ xuất quân tham gia hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar sáng 30/3. Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì buổi lễ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng; cung ứng đủ nguyên vật liệu để hoàn thành mục tiêu cả nước có trên 3.000 km cao tốc vào năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính - đó là cơ hội lịch sử để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế.
Xây dựng Đà Nẵng - Quảng Nam mới phải trở thành một cực tăng trưởng của Việt Nam, có năng lực cạnh tranh cao của khu vực châu Á - Thái Bình Dương - là gợi ý của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chiều 29/3.
Bộ Công an Việt Nam đã cử Đội cứu nạn cứu hộ lên đường thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất, dự kiến có mặt tại Myanmar vào tối 30/3.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu tổ chức lực lượng, sau khi được sự đồng ý của Trung ương, sẽ sẵn sàng sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả thảm họa động đất.
Đội công binh của Lữ đoàn 229, Binh chủng Công binh và Trường Trung cấp 24 Biên phòng, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng tới Myanmar để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn sập đổ công trình do động đất.
Tổng Bí thư yêu cầu Đà Nẵng phải trở thành trung tâm giao thương quốc tế, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, du khách, là nơi hội tụ của những nhân tài, những ý tưởng sáng tạo.
Tổng thống Brazil Lula da Silva sáng 29/3 đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, hợp tác giữa Việt Nam và Brazil là không có giới hạn, không có cản trở; Việt Nam cam kết “3 bảo đảm”, “3 cùng” với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư Brazil.
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng và 50 năm Ngày Giải phóng thành phố vào sáng 29/3.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu 13 tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên, trong chiều 28/3 tại thành phố Đà Nẵng.
Mối nguy lớn nhất của kinh tế thị trường Việt Nam không phải là sự lấn át của doanh nghiệp nhà nước, mà chính là sự trỗi dậy của một nền kinh tế tư nhân dựa trên “doanh nghiệp sân sau”.
Bộ Nội vụ đánh giá cơ chế “đào thải” cán bộ hiện nay chưa đủ mạnh mẽ, khiến đội ngũ công chức vừa thừa, vừa thiếu, xuất hiện tâm lý né tránh, đùn đẩy, không dám nghĩ, không dám làm.
Bộ Ngoại giao Việt Nam tối 28/3 cho biết, được tin vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, lãnh đạo nước ta đã gửi điện thăm hỏi.
Quốc hội Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc cụ thể hóa và đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Brazil đi vào chiều sâu, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển và lợi ích của nhân dân hai nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva tại Trụ sở Trung ương Đảng, trưa ngày 28/3.
Tổng thống Brazil nhấn mạnh chuyến công tác lần này tới Việt Nam thể hiện rõ việc Brazil đặc biệt coi trọng, mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống Brazil Lula da Silva vào chiều nay (28/3) tại Trụ sở Chính phủ.
Brazil đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong cuộc gặp gỡ báo chí giữa Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Lula da Silva, sau cuộc hội đàm sáng ngày 28/3.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo hai cấp ở Trung ương và địa phương; kết thúc hoạt động thanh tra các bộ, sở, huyện.
Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.
Ông Vũ Quyết Tiến đã trúng cử chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025, với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối (44/44 phiếu).
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, vào sáng nay (28/3) tại Phủ Chủ tịch.
Bộ Nội vụ đề xuất thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương, không phân biệt cấp xã với cấp Trung ương, cấp tỉnh để thực hiện đúng chủ trương liên thông trong công tác cán bộ của Đảng.
Kinh tế tư nhân xứng đáng là động lực quan trọng nhất trong nền kinh tế, song doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa có đủ các điều kiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh theo cơ chế thị trường và được tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà luật không cấm.
Việt Nam và Indonesia có thể tăng kim ngạch song phương lên 18 tỷ USD như mục tiêu đã đề ra.
Hàng chục máy bay Su-30MK2, Yak-130 và trực thăng đã bay huấn luyện quanh khu vực Dinh Độc Lập, chuẩn bị cho lễ diễu binh dịp lễ 30/4, Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, Đại sứ Philipp Agathonos nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Áo.
Hội thảo “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã được diễn ra sáng 27/3.
Trung đoàn 375 - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập (28/3/1975 - 28/3/2025) và đón nhận Huân chương Chiến công hạng Ba.
Chiều 26/3, các ĐBQH hoạt động chuyên trách thống nhất cao với nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quảng cáo.
"Bình dân học vụ số" là phong trào giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số.
Khu vực kinh tế tư nhân từ chỗ bị hạn chế phát triển đến nay đã được thừa nhận là lực lượng quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng của đất nước. Nhận thức về khu vực này trên thực tế đã trải qua lộ trình không ít thăng trầm với những “quãng” chần chừ, do dự.
Chiều 26/3, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong đang thăm chính thức Việt Nam.
0