Hà Nội phấn đấu đạt 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội

Giai đoạn 2021-2023, Hà Nội đã có 63 dự án nhà ở xã hội, với 56.700 căn hộ dự kiến đưa vào sử dụng. Đây là nỗ lực rất lớn của thành phố. Tuy nhiên, Hà Nội là một trong những đô thị có mật độ dân số cao nhất cả nước do đó nhu cầu nhà ở xã hội là rất lớn và những dự án nhà ở xã hội đã và đang được thực hiện trong thời gian qua là chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu thực sự của người dân về loại hình nhà ở này.

Căn hộ vỏn vẹn 50m2 của gia đình chị Tú Quyên, ở Phường Láng Hạ, quận Đống Đa. Với 4 nhân khẩu, gia đình có mong muốn chuyển sang căn hộ lớn hơn. Với mức thu nhập hơn 10 triệu cả hai vợ chồng, nhà ở xã hội là lựa chọn phù hợp nhất.

Rec: Chị Trần Tú Quyền – Phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: "Tôi đã 2 lần cầm hồ sơ đi nộp mua nhà ở xã hội. Lần đầu tiên không được. Gần đây, tôi nộp hồ sơ tại một dự án ở quận Cầu giấy. Tôi đi từ 3 giờ sáng, lấy được số 40. Nhưng đại diện dự án bảo hồ sơ thiếu 1 loại giấy tờ, yêu cầu bổ sung. Bổ sung xong, quay lại thì số đã lên tới 80. Chắc cũng không được duyệt hồ sơ…"

Người dân mong mỏi từng ngày! Thế nhưng, nhiều dự án nhà ở xã hội trên địa bàn lại chậm tiến độ vì nhiều lý do.

Nhiều dự án chậm tiến độ với nhiều lý do

Đơn cử như Dự án khu nhà ở xã hội Tố Hữu tại phường Trung Văn và phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm triển khai từ năm 2020. Dự án có diện tích gần 16 nghìn m2, gồm hai toà chung cư cao 25 và 28 tầng. Tuy nhiên sau 4 năm, dự án vẫn án binh bất động do chưa giải phóng xong mặt bằng

Bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt – Phó giám đốc Cty Cp Bic Việt Nam cho biết: "Dự án chưa hoàn thành do vướng công tác giải phogns mặt bằng. Có hơn 50 trường hợp phải giải phongs mặt bằng, hiện nay mới thực hiện xong 20 phương án tại phường Trung Văn, còn hơn 30 phương án tai phường Mễ trì hiện đang rất khó khăn, do việc xác minh nguồn gốc đất. rất mong UBND quân jchir đạo nhanh việc này để dự án sớm đi vào hoạt đông, đáp ứng nhu cầu cao của người dân"

Dự án khu nhà ở xã hội New city tại xã Kim Chung, huyện Hoài Đức đã hoàn thành được 85%, nhưng vỡ tiến độ bàn giao tới 3 lần. Với trách nhiệm đôn đốc, UBND huyện Hoài Đức đã có gần 30 văn bản gửi chủ đầu tư. Tuy nhiên đến thời điểm này, dự án vẫn dậm chân tại chỗ

Ông Nguyễn Trọng Tấn - Trưởng phòng Quản lý Đô thị huyện Hoài Đức cho biết: "Huyện đã mời cả chủ đầu tư đến làm việc, và cũng đã xử phạt hành chính, để yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, chủ đầu tư đến nay vẫn chưa thực hiện được đảm bảo tiến độ. Tời gian tới, Chúng tôi tiếp tục thực hiện các coogn tác về quản lý cư dân, và rất  mong các sở ngành thành phố hướng dẫn, phối hợp cùng huyện xử lý dự án này"

Trong tổng số 63 dự án nhà ở xã hội đang triển khai trên địa bàn thành phố, thì mới có 5 dự án hoàn thành, 58 dự án vẫn đang trên giấy với rất nhiều lý do chậm trễ.

Ông Bùi Tiến Thành - Trưởng phòng phát triển đô thị - Sở Xây dựng Hà Nội thông tin thêm: "Đối với mỗi lĩnh vực vướng mắc: đầu tư, quy hoạch, đất đai.. thì thành phố đã chỉ đạo từng sở chuyên ngành rồi. Sở xây dựng cũng sẽ phối hợp với từng sở ngành để cùng rà soát các khó khăn, để báo cáo thành phố, nhanh chóng tháo gỡ. đồng thời tổng hợp những khó khăn để kiến nghi Bộ xây dựng hoặc các cấp có thẩm quyền, để từ đó có thể điều chỉnh, bổ suntg chính sách mới phù hợp với thực tế. bên cạnh đó, làm rõ các quy định chưa cụ thể chi tiết để quá trình triển khai các dự án không bị vướng mắc"

Nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố hiện là trên 130.000 căn hộ, đáp ứng cho khoảng 0,5 triệu người đủ điều kiện. Tuy nhiên năm nay, Hà Nội chỉ có 3 dự án đi vào sử dụng với 1.700 căn, đáp ứng chỉ 9% nhu cầu. Có thể thấy nguyên nhân đến từ nhiều lý do, trong đó có trách nhiệm của nhiều sở ngành liên quan.

Nhu cầu về nhà ở xã hội rất cao nhưng thực tế mới đáp ứng được rất ít.

Nhu cầu lớn là vậy, Hà Nội cũng là địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển nhà ở xã hội. Làm thế nào để tháo gỡ những rào cản, để hoàn thành mục tiêu 1,2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội vào năm 2030 tại Hà Nội?

Theo các chuyên gia, 60% khó khăn trong thực hiện các dự án nhà ở xã hội đến từ nguồn vốn. Do vậy, ngoài việc cần có quỹ đất, chuyên gia đề xuất, Hà nội có thể xây dựng một quỹ dành riêng cho nhà ở xã hội

TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia Kinh tế cho rằng: "Bên cạnh gói 120  nghìn tỷ của chính phủ, thành phố nên có gói tương tự như trước đây, là gói 30 nghìn tỷ, với lãi suất rất thấp. Đây không phải gói thương mại, mà là gói từ vốn nhà nước. Ngân hàng nhà nước cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất khoảng 3%, ngân hàng thương mại cho vay khoảng 5%, như vậy lãi suất cho người đi vay sẽ rất thấp"

Các nhà đầu tư khẳng định họ sẵn sàng đầu tư vào nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nhà đầu tư mong muốn Hà Nội dành một quỹ đất riêng dành cho dự án nhà ở xã hội, thay vì họ phải tự đi tìm dự án như hiện nay

Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Tập đoàn Bất động sản Toàn cầu đánh giá: "Điều đầu tiên phải làm rõ là quỹ đất dành cho nhà ở xã hội là ở chõ nào. Theo tôi, để khuyến khích nhà ở xã hội phát triển, Hà Nội nên dùng quỹ mà chúng ta thu tiền từ nhà ở thương mại, đầu tư vào hạ tầng một cách bài bản.  trên cơ sở đó có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đủ hấp dẫn, thì tôi cho rằng NOXH sẽ giải được bài toàn tăng tính hấp dẫn. Chứ không phải chọn chỗ xa nhất, chỗ xấy nhất làm, thì chắc chắn khoogn có ai ở"

Tại cuộc họp với thủ tướng về phát triển nhà ở xã hội diễn ra mới đây, Phó chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, Hà Nộiđã lên phương án để triển khai kế hoạch nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025, mục tiêu phát triển mới hơn 1,2 triệu m2 sàn tương đương khoảng 20.000 căn hộ. Để thực hiện được điều này, thành phố cam kết sẽ có một nghị quyết riêng về phát triển nhà ở xã hội.

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết: "Hà Nội cũng nhận thức đầy đủ là phải chuẩn bị quỹ đất đầy đủ, quỹ đất này được xấcd định trong quỹ 20% nhà ở thương mại. tuy nhiên luật nhà ở cũng cho linh hoạt, mà chính thành phố cũng đề nghị là thiết lập các khu nhà ở xã hội tập trung, dưới 2 hình thức: 2% hoặc nộp tiền 2% vào quỹ chung. Hiện nay thành phố đã có quỹ đất trên 400ha, đang nghiên cứu kiện toàn hơn 500ha nữa ngay trong chừng trình kế hoạch nhà ở"

Có thể thấy, nhu cầu nhà ở xã hội ở Hà Nội  là rất lớn. Thành phố đã triển khai những dự án, rõ lộ trình thực hiện. Vấn đề là làm thế nào để dự án sớm đi vào hoạt động là câu hỏi cần lời giải đáp. Cần đặt mình vào vào địa vị người chưa có nhà để lo nhà ở xã hội cho dân là chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng CHính phủ về vấn đề này. Có như vậy, một bộ phận người dân có thu nhập thấp mới có thể có nhà ở Thủ đô.

User
Ý KIẾN

Khu dân cư mới và Khu đất dịch vụ phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, được đầu tư hạ tầng tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, khu vực này bị để hoang hóa, rác thải, phế thải đổ bừa bãi khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường.

Dự án cải tạo nâng cấp Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện Phúc Thọ là công trình trọng điểm, Ban Quản lý dự án Đầu tư - Xây dựng huyện xác định đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công phải được đặt lên hàng đầu.

Theo thông tin từ Ban Tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ hai, triển lãm lần này có chủ đề “Hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển”, sẽ được tổ chức với quy mô lớn hơn lần thứ nhất, diễn ra nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải đã ký ban hành Kế hoạch số 310 về việc phát triển, nâng cấp, triển khai mở rộng nền tảng Công dân Thủ đô số - iHanoi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 – 2026.

Triển khai kế hoạch hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội năm 2024, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc chính thức tại Ai Cập và Nam Phi từ ngày 24/10 đến 1/11.

Năm nay kỷ niệm 25 năm Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, 25 năm UNESCO đặt văn phòng tại Hà Nội. Sau 25 năm, hợp tác giữa UNESCO và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong đó, Hà Nội là điểm sáng trong hợp tác giữa Việt Nam - UNESCO với nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” đã và đang mang lại cho Thủ đô nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa.

Sáng nay (03/11), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã diễn ra chương trình "Gặp mặt trẻ em Thủ đô tiêu biểu vượt khó học tốt năm 2024".

Từ đêm 2/11, một bộ phận không khí lạnh đã tràn xuống ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4.

Không phải ngẫu nhiên mà hồ nước được người ta ví như những lá phổi xanh bởi vừa làm đẹp cảnh quan, tạo không khí trong lành vừa điều tiết nước trong mùa mưa. Bởi vậy, Thành phố đang đầu tư, cải tạo và chỉnh trang để hình thành những điểm vui chơi giải trí hữu ích phục vụ nhân dân. Nhưng vẫn có những hồ nước đang dần bị san lấp, có nguy cơ xóa sổ bởi sự buông lỏng quản lý.

Trong danh mục 144 cây cầu trên toàn địa bàn thành phố sẽ được triển khai nâng cấp, sửa chữa và thay mới theo phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, huyện Ứng Hòa có 19 cầu. Chính quyền và người dân địa phương mong ngóng các dự án sớm được triển khai, bởi hiện trạng cầu thời gian qua đã quá xuống cấp và hư hỏng.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 10 tháng năm 2024 là 425,2 nghìn tỷ đồng, đạt hơn 104% dự toán năm và tăng gần 22% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại của TP. Hà Nội năm 2024 tại Cuba, Đoàn đại biểu TP. Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc, gặp gỡ với Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP).

Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn là điểm dừng chân đầy cảm xúc của nhiều người nước ngoài. Khi sinh sống và làm việc tại Hà Nội, họ đều dành cho thành phố này một tình cảm yêu mến đặc biệt.

Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo nhận định của Bộ Nội vụ, quy định về số lượng công chức cấp phường hiện đang gây nhiều khó khăn, áp lực cho những phường có quy mô dân số lớn ở Hà Nội.

Khối thi đua số 3 - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 1/11, đã tổ chức tổng kết Phong trào Thi đua Quyết thắng và công tác khen thưởng năm 2024 tại huyện Sóc Sơn.

UBND TP Hà Nội đã lấy ý kiến người dân hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp trên địa bàn, nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024. Đến nay, Hà Nội đưa ra dự thảo lần hai với những quy định cụ thể hơn.

Chiều ngày 01/11, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí thành phố tháng 11 năm 2024.

Thành ủy Hà Nội vừa nhất trí với tờ trình của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố về việc trích 7 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 3 tỉnh miền Trung bị thiệt hại bởi bão số 6.

Khi nhắc đến hồ Tây, trong lòng mỗi người con Hà Nội hẳn sẽ có những cảm xúc rất riêng. Du khách thăm Hà Nội hẳn đã có dịp ngắm cảnh hoàng hôn đầy lãng mạn hay ghé những đầm sen ven hồ Tây. Nhưng, có những giai thoại, truyền thuyết gắn liền với địa danh quen thuộc này mà chúng ta có thể chưa từng biết đến.

Mặc dù một số địa phương ở Hà Nội đã bố trí các điểm thu gom rác thải cồng kềnh theo thời gian quy định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm rác tự phát tồn tại.

Tận dụng thời tiết thuận lợi và một số điểm thi công có mặt bằng sạch, UBND quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu tháng 6/2026 hoàn thành dự án mở rộng đường Tam Trinh.

Theo Phòng Quản lý môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trên địa bàn Thủ đô thường xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí.

Sáng 1/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11/2024.

Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23/9/2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.

Sau 122 năm khai thác, cầu Long Biên đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp. Do vậy, cần dự án tổng thể để sữa chữa thay vì các phương án duy tu, bảo trì theo hạng mục của ngành đường sắt.

Từ nhiều năm nay, lượng khí thải phát ra từ các phương tiện sử dụng nhiều năm, các loại động cơ, nhiên liệu khiến chất lượng không khí luôn ở mức thấp, do đó, Thủ đô Hà Nội sẽ hướng đến việc quy định vùng phát thải thấp, hạn chế phương tiện gây ô nhiễm.

Chiều 31/10, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã tiếp Đoàn Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) do Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam Sugano Yuichi dẫn đầu.

Sau hơn 120 năm khai thác, sử dụng và hai cuộc chiến tranh, mặc dù đã trải qua nhiều lần sửa chữa, nhưng cầu Long Biên không tránh khỏi tình trạng xuống cấp theo thời gian.

Sáng 31/10, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà đã tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024.

Một số công viên tại quận Cầu Giấy đang bị xuống cấp nghiêm trọng, trong đó nhiều hạng mục công trình còn có thể gây nguy hiểm cho người dân trong khu vực.

Chiều 31/10, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã ký kết phối hợp truyền thông thể dục thể thao, giáo dục thể chất và rèn luyện sức khỏe trên Đài Hà Nội.

Sở Nội vụ phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia và huyện Phúc Thọ tổ chức trao đổi kinh nghiệm cải cách hành chính (CCHC) cho các cán bộ bộ phận Một cửa của 7 huyện, thị xã.

Sáng 31/10, huyện Sóc Sơn đã tổ chức gắn biển 5 công trình thành phố nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Tối 30/10, cụm thi đua số 1 của Mặt trận Tổ quốc TP. Hà Nội gồm các đơn vị: Long Biên, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Hoàng Mai đã tổ chức vòng sơ kết Cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Từ ngày 28/11/2023, thành phố Hà Nội bắt đầu thí điểm thẻ vé điện tử liên thông đa phương thức trên 25 tuyến xe buýt.

Triển khai chương trình làm việc trong chuyến công tác của Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dẫn đầu thăm và làm việc tại Nam Phi từ ngày 27/10 đến 30/10/2024, đoàn đã có các cuộc gặp, làm việc với lãnh đạo các địa phương của Nam Phi, triển khai chuỗi các hoạt động xúc tiến để kết nối các cơ hội, tiềm năng hợp tác giữa Hà Nội và các địa phương Nam Phi.

Phố Đình Thôn, thuộc phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, được đăng ký xây dựng thành tuyến phố văn minh đô thị kiểu mẫu. Tuy nhiên, tuyến phố này đang tồn tại nhiều vi phạm, mất đi hình ảnh kiểu mẫu lúc ban đầu.

Chiều 30/10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà làm trưởng đoàn đã làm việc với huyện Ba Vì về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 20 của HĐND thành phố Hà Nội.

Chiều nay, 30/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có chỉ thị về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức thí điểm dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô với hơn 100 hoạt động đặc sắc, bắt đầu từ ngày 8 đến 17/11/2024.

Khu công nghệ cao Hòa Lạc đang dần hình thành không gian sống trẻ trung với nhiều công trình quy mô lớn, cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại.

Sau thời gian tạm dừng triển khai, cuối năm 2023, dự án mở rộng đường Tam Trinh được khởi động trở lại, chính thức thi công từ tháng 8 năm nay và phấn đấu hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều hộ dân chưa chấp thuận phương án đền bù.

Chính phủ Pháp đã tài trợ 700.000 euro cho Việt Nam để hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu phương án cải tạo cầu Long Biên. Từ trung tuần tháng 10, dự án đã chính thức triển khai.

Tại huyện Gia Lâm, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết Đại hội; thông tin nhanh kết quả Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.

Trên vỉa hè hai bên đường Lý Thánh Tông (xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm), hiện có khoảng 30 nắp cống bằng kim loại bị mất trộm, gây nguy hiểm cho người dân.