Lan tỏa nét đẹp, giá trị của sen Tây Hồ

Vào 20h tối mai Lễ hội sen Hà Nội chính thức khai mạc tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ và dự kiến sẽ diễn ra trong 5 ngày với nhiều hoạt động phong phú.

Đây là lần đầu tiên Hà Nội có một lễ hội qui mô lớn nhằm quảng bá, tôn vinh những nét đẹp, giá trị văn hóa của Thăng Long Hà Nội, vùng đất Tây Hồ và đặc biệt, của sen - loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất.

Từ 5h sáng, chị Thủy cùng các anh em công nhân đã có mặt tại đầm Thủy sứ trên để thu hoạch sen về ướp trà. Đây là lứa sen Bách Diệp đầu tiên trổ bông sau khi đầm được cải tạo và nhân giống, chăm sóc cây dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của các chuyên gia từ đầu năm nay.

Từ 5h sáng đã có mặt tại đầm để thu hoạch sen về ướp trà.

Chị Nguyễn Thị Thủy, phường Quảng An, quận Tây Hồ chia sẻ: ''Đến giờ phút này chúng tôi có thể nói đã thành công nuôi dưỡng và khôi phục giống sen Bách Diệp hồ Tây. Sen đã phủ kín hồ và cho ra những lứa hoa đầu tiên. Bông sen nở đều, thơm, gạo sen trắng…Chúng tôi rất mừng.''

Thủy sứ trên là một trong hai đầm nằm trong chương trình thí điểm bảo tồn sen Bách Diệp của quận Tây Hồ, dự kiến tham gia vào lễ hội sen Hà Nội. Lần đầu tiên được tổ chức tại Thủ đô từ ngày 12/7 đến 16/7, trong khuôn khổ của lễ hội sẽ có nhiều sự kiện, hoạt động nhằm tôn vinh nghề trồng sen, bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam. Đến thời điểm này, quận Tây Hồ đã cơ bản hoàn tất mọi công tác chuẩn bị.

Lễ hội sẽ có nhiều sự kiện, hoạt động nhằm tôn vinh nghề trồng sen, bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bà Bùi Thị Lan Phương, Phó Chủ Tịch UBND Quận Tây Hồ cho biết: ''Những nội dung đáng chú ý của lễ hội ngay sau lễ khai mạc sẽ là chương trình bán nghệ thuật thực cảnh 'Chuyện của sen', giới thiệu sản phẩm Ocop gắn với văn hóa các tỉnh thành phía Bắc, hội thảo, ngày hội đạp xe 'Sắc sen Tây Hồ' với 7000 người tham gia…''

Lễ hội còn là cơ hội để khai thác, quảng bá tiềm năng sản vật địa phương, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen. Trong đó, quận Tây Hồ đang làm hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho nghề ướp trà sen Tây Hồ. Hiện tại địa phương còn khoảng hơn 300 hộ ở các phường Nhật Tân, Phú Thượng và Quảng An còn gắn bó với nghề này.

Còn khoảng hơn 300 hộ ở các phường Nhật Tân, Phú Thượng và Quảng An còn gắn bó với nghề trồng sen

Bà Thọ, phường Quảng An, quận Tây Hồ cho biết: 'Tôi chỉ thích uống trà sen Quảng An và thường xuyên đi biếu, tặng quà cho khách quí. Cứ mỗi ngày ngồi nhâm nhi tách trà này thấy tâm hồn thư thái…'

Trà sen hồ Tây cũng được coi là tinh hoa của trà Việt và ngày càng có giá trị kinh tế cao.

Sen hồ Tây, còn gọi là sen Bách Diệp, có đặc điểm dễ nhận biết với cánh hoa kép, màu hồng thắm, hương thơm lâu, gạo sen to và căng mọng. Đây là loại sen đặc biệt, không nơi nào có được và đã được công nhận sở hữu trí tuệ.

Trà sen hồ Tây cũng được coi là tinh hoa của trà Việt và ngày càng có giá trị kinh tế cao. Với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn khác xoay quanh chủ đề về sen, lễ hội được kỳ vọng sẽ thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan, trải nghiệm và từ đó quảng bá, lan tỏa hình ảnh, vẻ đẹp của sen Hà Nội.

User
Ý KIẾN

Để đảm bảo an toàn cho người dân vùng ngập úng, huyện Quốc Oai đã kịp thời tổ chức di dời, bố trí chỗ ở tạm và các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ đời sống sinh hoạt cho người dân tránh lũ.

Bắt đầu từ sáng nay (14/9), theo chỉ đạo của UBND thành phố, tất cả các địa phương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tiến hành tổng vệ sinh môi trường nhằm khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Ủy ban nhân dân Thành phố vừa nhận được Văn bản số của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội về việc phối hợp, chỉ đạo công tác tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phát động.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH và Sở Công Thương Hà Nội đã trao tặng 35 tấn gạo, 8.000 bình nước, 1.500 thùng lương khô đến người dân tại các xã của huyện Chương Mỹ chịu thiệt hại bởi bão lũ.

Sáng 13/9, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình phát động ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.

Khu đô thị Nam đường 32 thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức hiện vẫn đang trong tình trạng ngập úng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Nhằm sớm khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố, ngoài đơn vị chuyên nghiệp của công ty công viên cây xanh, còn có rất nhiều lực lượng hỗ trợ để thu dọn, vận chuyển cây xanh bị gãy đổ trên các tuyến đường phố của Thủ đô.

Tại khu vực huyện Chương Mỹ, người dân đang phải chịu cảnh lũ chồng lũ. Sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền đã giúp bà con có nơi tránh trú an toàn, đảm bảo đời sống và sinh hoạt.

Mực nước sông Hồng đã xuống mức báo động1 từ 14h40 chiều hôm nay (13/9). Nước rút nhanh, nhiều hộ dân ở ngoài đê sông Hồng vui mừng bởi được trở về dọn dẹp nhà cửa.

Bên cạnh sự tàn phá và gây nhiều hậu quả, những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 dường như cũng mang lại một vài tác động tích cực. Dòng chảy trong xanh của sông Tô Lịch ở Hà Nội có lẽ là một trong những điều tích cực hiếm hoi mà bão lũ mang lại. Video do phóng viên Đài Hà Nội ghi nhận hôm nay, 13/9.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa thông báo dỡ bỏ lệnh cấm người đi bộ và các phương tiện giao thông lưu thông qua cầu Long Biên và cầu Đuống thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 15h ngày13/9.

Căn cứ vào mực nước sông Hồng tại Hà Nội (Long Biên) hồi 14 giờ 40 phút ngày 13/9/2024 là 9,45 m (mức báo động 1 là 9.50m), Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội quyết định rút báo động 1 trên sông Hồng.

Sáng 12/9, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà nội Nguyễn Thị Tuyến đã kiểm tra công tác khắc phục thiệt hại sau bão số 3 tại một số khu vực trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

Đến trưa nay 12/9, tại huyện Mỹ Đức, mưa đã giảm dần nhưng nước lũ rừng ngang vẫn tràn về gây ngập úng thêm nhiều hộ dân.

Những ngày qua, trước tình trạng mực nước các con sông trên địa bàn TP. Hà Nội dâng cao, lực lượng Công an Hà Nội đã tích cực triển khai các phương án ứng phó, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Sáng nay 12/9, thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP. Hà Nội dẫn đầu đoàn công tác đã đi kiểm tra, chỉ đạo, động viên người dân và lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lũ lụt tại các xã An Phú, An Tiến, Hương Sơn của huyện Mỹ Đức.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 67 Quốc khánh Malaysia, sáng nay 12/9, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia phối hợp cùng Tổng Lãnh sự quán Malaysia tại Việt Nam tổ chức Tuần lễ Ẩm thực 'Beautiful Taste of Malaysia' giới thiệu những phong vị ẩm thực đa sắc màu và nét văn hóa giàu bản sắc của đất nước Malaysia.

Mực nước sông Hồng và các sông tại Hà Nội đã rút nhưng vẫn còn ở mức cao. Khu vực ven sông tại nhiều quận, huyện bị ngập sâu. Hàng nghìn hộ dân đã được chính quyền vận động di chuyển đến nơi an toàn. Tại nơi ở tạm, họ luôn nhận được sự quan tâm để ổn định đời sống, sinh hoạt.

Sáng nay 12/9, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã làm việc tại thị xã Sơn Tây về công tác phòng, chống lụt bão, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và đi kiểm tra đê sông Hồng, đoạn qua địa bàn xã Đường Lâm và một số điểm ngập lụt trên địa bàn thị xã.

Chiều nay 12/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài, cùng đoàn công tác của TP. Hà Nội đã đến thăm, tặng quà tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3, thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội.

Theo dữ liệu cập nhật vào 18h chiều ngày 12/9, mực nước sông Hồng đo được là 10,84 m, đang có xu hướng giảm.

Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long có nhiều đoạn bị ngập, Sở GTVT Hà Nội vừa có phương án phân luồng, cho phép xe máy, xe buýt được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.

Chiều 12/9, theo ghi nhận, mực nước ngập tại các khu vực ven sông Hồng như phố Phúc Tân, phố Thanh Yên tại phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã rút đi nhiều, chừng 50 – 70cm so với tối 11/9. Nhiều gia đình sau khi phải di tản vì mưa bão đã trở về nhà và dọn dẹp nhà cửa sau bão.

Do tình hình mưa lũ phức tạp, Thành phố Hà Nội sẽ tạm dừng một số hoạt động văn hóa, du lịch như: Festival Thu Hà Nội, Đêm hội Rằm Trung thu phố cổ, chuỗi hoạt động văn hoá Tết Trung thu truyền thống năm 2024...

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu tăng cường kiểm tra hệ thống đê điều, thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ theo cấp báo động.

Trước tình hình nước lũ trên sông Hồng ngày một dâng cao, để đảm bảo an toàn cho người dân, ngay trong đêm 11/9, UBND quận Tây Hồ chỉ đạo khẩn triển khai phương án di dời toàn bộ người dân đang sinh sống trên địa bàn các phường Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Phú Thượng đến nơi an toàn.

Tiếp tục khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, nhiều lực lượng đang được huy động ra hiện trường thu dọn cây đổ, cành gãy. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội, cố gắng cứu được cây nào hay cây đó, công tác trồng dựng lại cây gãy đổ cũng bắt đầu được triển khai, tranh thủ thời gian sớm nhất.

Cùng với việc hỗ trợ di chuyển người dân đến nơi an toàn, các quận, huyện ven sông đang huy động tối đa lực lượng ứng trực tại các tuyến đê xung yếu, sẵn sàng xử lý kịp thời mọi tình huống có thể xảy ra.

Cơn bão số 3 đã làm hơn 20.000 cây xanh trên địa bàn Hà Nội bị gãy đổ. Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã cử nhân lực, trang thiết bị máy móc đến Thủ đô hỗ trợ việc khắc phục hậu quả, sớm đảm bảo an toàn giao thông và cảnh quan môi trường đô thị.

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã thăm, động viên kịp thời các lực lượng đang làm nhiệm vụ trên các địa bàn.

Chiều 11/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND liên quan đến việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão. Theo đó, người bị thương do bão lũ sẽ được cứu chữa miễn phí.

Nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Hà Nội đã hạn chế các phương tiện lưu thông trên một số cầu như: Long Biên, cầu Đuống giúp người dân thuận tiện đi lại. Ngoài các phương tiện cá nhân, phương tiện vận tải thì nhiều tuyến xe buýt cũng đã được điều chỉnh lộ trình di chuyển.

Công ty TNHH MTV khai thác điểm đỗ xe Hà Nội vừa có thông báo, đơn vị này sẽ trông xe miễn phí phục vụ người dân đang sinh sống tại bãi ngoài đê sông Hồng trong thời gian đang bão lũ.

Hưởng ứng lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ”, quận Hai Bà Trưng tổ chức phát động chương trình ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia vào lúc 13h00 ngày 11/9, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đạt 11,14m, chỉ còn cách mức báo động 3 36cm.

Một số khu vực tại Hà Nội đang ngập sâu trong nước dẫn đến nguy cơ mất an toàn buộc EVNHANOI phải ngừng cung cấp điện.

Mực nước trên sông Hồng tại trạm thuỷ văn Hưng Yên đã vượt báo động 3 là 2cm vào lúc 9 giờ ngày 11/9/2024 Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã phát lệnh báo động 3 trên tuyến đê tả sông Hồng kể từ 10 giờ 00 phút, ngày 11/9/2024.

Lũ đang lên cao gây ngập, lụt, sạt lở, nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê thuộc một số huyện ngoại thành, trong đó có huyện Quốc Oai. UBND huyện đã yêu cầu các đơn vị trên địa bàn huyện khẩn trương di dời dân đến nơi an toàn.

Để đảm bảo công tác y tế và khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu giám đốc các đơn vị nhanh chóng triển khai một số công tác quan trọng.

12h trưa nay 11/9/024, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đang đạt đỉnh, trên mức báo động 2 tiệm cận mức báo động 3, mức cao nhất kể từ năm 2008. Phóng viên Ánh Nguyệt của Đài Hà Nội đã có mặt tại một số khu vực ven sông Hồng, đoạn qua địa bàn quận Ba Đình và Hoàn Kiếm để ghi nhận tình hình thực tế tại đây.

Qua theo dõi trên ảnh vệ tinh và ảnh ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu vẫn đang tồn tại và phát triển gây mưa cho khu vực Hà Nội.

Trưa nay (11/9), nước lũ sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội đang đạt đỉnh, vượt qua mức báo động 2, đạt mức cao nhất trong 16 năm qua. Cùng lúc này, Hà Nội cũng đang hứng chịu mưa lớn.

Hà Nội đã xuất sắc nhận ba giải thưởng danh giá tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - WTA năm 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu của điểm đến du lịch đặc sắc với những giá trị văn hóa ngàn năm trên bản đồ du lịch thế giới. Những giải thưởng này một lần nữa tạo thêm động lực cho du lịch Thủ đô phát triển bền vững.

Lũ trên sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội đang lên cao. Vào 5h30 sáng nay, mực nước đạt 10,76m, trên báo động 2 0,26m. Trước đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội lệnh báo động 2 trên sông Hồng vào hồi 23 giờ 30 phút ngày 10 tháng 9 năm 2024

Sau khi cơn bão Yagi đổ bộ vào khu vực Hà Nội, thanh niên tình nguyện đã có mặt kịp thời để hỗ trợ người dân, lực lượng chức năng khắc phục hậu quả.

Cảnh báo trong 12 đến 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình có khả năng lên mức báo động 3 và trên báo động 3.