Mất 81 triệu việc làm do COVID-19 gây xáo trộn thị trường lao động châu Á – Thái Bình Dương

(HanoiTV) - Đại dịch gây nên mức sụt giảm thời giờ làm việc khổng lồ, đảo ngược tốc độ tăng trưởng việc làm và đẩy hàng triệu người vào cảnh có việc làm vẫn nghèo.

Ảnh minh họa

Theo một báo cáo mới của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), mức sụt giảm thời giờ làm việc khổng lồ gây nên bởi cuộc khủng hoảng COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm và thu nhập ở Châu Á và Thái Bình Dương.

Báo cáo Triển Vọng Việc làm và Xã hội châu Á – Thái Bình Dương 2020: vượt qua khủng hoảng, hướng tới một tương lai việc làm lấy con người làm trung tâm ước tính hậu quả về kinh tế mà đại dịch COVID-19 gây nên là mức tổn thất khoảng 81 triệu việc làm trong năm 2020. Ở hầu như tất cả các nền kinh tế có số liệu 2020 theo quý, số lượng việc làm đều giảm so với năm 2019.

Cuộc khủng hoảng đã và đang gây nên tác động ngày càng sâu rộng, tình trạng thiếu việc làm ngày một gia tăng khi hàng triệu người lao động bị yêu cầu cắt giảm thời giờ làm việc hoặc thậm chí là không làm giờ nào. Nhìn chung, ước tính thời giờ làm việc ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương đã giảm 15,2% trong quý II và 10,7% trong quý III năm 2020 so với mức trước khủng hoảng.

Tổn thất về thời giờ làm việc cũng bị ảnh hưởng bởi hàng triệu người rời bỏ lực lượng lao động hay rơi vào tình trạng thất nghiệp khi khu vực không tạo được việc làm mới. Sử dụng số liệu quý sẵn có, báo cáo đã đưa ra ước tính ban đầu về tỷ lệ thất nghiệp khu vực, theo đó tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng từ 4,4% năm 2019 lên mức 5,2% - 5,7% trong năm 2020.

Theo bà Chihoko Asada Miyakawa, Phó Tổng Giám đốc ILO kiêm Giám đốc Văn phòng ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương: “Đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn mạnh vào các thị trường lao động của khu vực, và không nhiều chính phủ trong khu vực có khả năng sẵn sàng giải quyết. Diện bao phủ an sinh xã hội thấp và năng lực thể chế hạn chế của nhiều quốc gia khiến cho họ khó có khả năng giúp doanh nghiệp và người lao động đứng vững trên đôi chân của mình, tình hình này trở nên phức tạp hơn khi còn quá nhiều người lao động hiện vẫn làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức. Những điểm yếu tồn tại từ thời kỳ tiền khủng hoảng này đã khiến quá nhiều người phải gánh chịu nỗi đau do mất an ninh kinh tế khi đại dịch bùng phát và gây nên tổn thất về thời giờ làm việc và việc làm.”

Phụ nữ và thanh niên bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề

Báo cáo cho biết, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều ghi nhận mức sụt giảm về thời giờ làm việc và việc làm của phụ nữ lớn hơn so với nam giới. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng dễ bị vào tình trạng không còn hoạt động kinh tế hơn nam giới. Thanh niên cũng đặc biệt bị ảnh hưởng bởi thời giờ làm việc sụt giảm và mất việc làm. Tỷ trọng thanh niên trong toàn bộ số việc làm mất đi cao hơn trong tổng số việc làm 3 đến 18 lần.

“Báo cáo đã cho thấy một bức tranh rõ ràng về việc thanh niên và phụ nữ bị đẩy ra khỏi công việc như thế nào so với những lao động khác,” bà Sara Elder, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp thuộc Văn phòng ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời là tác giả chính của báo cáo, cho biết. “Với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhiều khả năng là thanh niên sẽ khó có thể cạnh tranh để kiếm được việc làm mới. Kể cả khi họ có thể tìm được việc làm thì có thể công việc đó cũng không phù hợp với nguyện vọng của họ. Hàng triệu phụ nữ cũng phải trả giá đắt và những người đã rời khỏi lực lượng lao động có thể sẽ phải mất hàng năm trời để có thể quay trở lại làm việc toàn thời gian.”

Thu nhập từ việc làm cũng là nạn nhân của cuộc khủng hoảng

Do số giờ làm việc được trả lương ít hơn, thu nhập trung bình cũng giảm. Nhìn chung, ước tính thu nhập từ việc làm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong ba quý đầu năm 2020 đã giảm khoảng 10%, tương đương với mức giảm 3% trong tổng sản phẩm quốc nội. Một hệ quả khác là sự gia tăng các mức độ người có việc làm vẫn nghèo. Tính về con số tuyệt đối, ước tính ban đầu mà báo cáo đưa ra là sẽ có thêm 22 đến 25 triệu người có thể rơi vào tình trạng có việc làm vẫn nghèo, khiến tổng số người có việc làm vẫn nghèo (những người có thu nhập chưa đến 1,90 đô la Mỹ một ngày) của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng lên mức 94 đến 98 triệu người vào năm 2020.

Báo cáo cũng đưa ra cảnh báo rằng xét đến quy mô thiệt hại gây nên đối với thị trường lao động, quy mô tổng thể của những phản ứng tài khóa của khu vực hiện là không đủ, đặc biệt là ở những nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Do tồn tại những khoảng trống trong chi tiêu tài khóa, cuộc khủng hoảng có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo bà Elder: “Xét về mặt tích cực, chúng ta có thể đưa ra trong báo cáo này rằng nỗ lực của chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp giữ chân người lao động mặc dù thời giờ làm việc giảm đi đã và đang phát huy hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng tổn thất việc làm trầm trọng hơn. Với những bằng chứng ngày càng rõ ràng cho thấy các chính sách an sinh xã hội và việc làm giúp duy trì việc làm và thu nhập, hy vọng rằng cuộc khủng hoảng sẽ dẫn tới các khoản đầu tư lớn hơn và lâu dài hơn trong các lĩnh vực cần thiết nhằm tăng sức chống chịu và thúc đẩy một tương lai việc làm lấy con người làm trung tâm.”

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Các nhà địa chất ước tính trận động đất lớn 7,7 độ richter xảy ra ở Myanmar ngày 28/3 đã giải phóng một lực tương đương với 334 quả bom nguyên tử.

Thái Lan đã cử một đội gồm 55 quân nhân và 6 chuyên gia tìm kiếm cứu nạn cùng các thiết bị cứu hộ để hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả trận động đất mạnh 7,7 độ richter, xảy ra vào ngày 28/3.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra cam kết sẽ không sa thải bất kỳ ai vì vụ rò rỉ thông tin về kế hoạch không kích của chính quyền ông nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen.

Lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm người sống sót tại khu vực tòa nhà 30 tầng bị sập ở thủ đô Bangkok khi khung thời gian quan trọng 72 giờ đang dần hết.

Lực lượng cứu hộ Myanmar hôm nay đã giải cứu thêm được một người còn sống ra khỏi đống đổ nát sau gần 40 giờ bị vùi lấp do trận động đất mạnh 7,7 độ.

Trận động đất lịch sử xảy ra tại Myanmar là do các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu cọ xát vào nhau gây ra một chuyển động được mô tả là "đứt gãy trượt ngang".

Chính quyền Myanmar cùng nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ người dân vượt qua thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.

Chiếc máy bay một động cơ lao xuống khu dân cư vùng ngoại ô Brooklyn Park, Mỹ rồi nổ tung, khả năng không hành khách nào sống sót.

Tính đến sáng 30/3, 25 dư chấn đã được ghi nhận sau trận động đất mạnh xảy ra ở miền Trung Myanmar ngày 28/3, với cường độ cao nhất là 7,5 và thấp nhất là 2,8, theo Cục Khí tượng Thủy văn Myanmar.

Tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN đã khẳng định cam kết hỗ trợ Myanmar và Thái Lan trong công tác cứu trợ và phục hồi sau trận động đất mạnh xảy ra vào cuối tuần qua.

Những hình ảnh vệ tinh vừa được công bố đã tiết lộ sự tàn phá do trận động đất kinh hoàng ở Myanmar gây ra, khiến hơn 1.600 người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích.

Ít nhất ba dấu hiệu sự sống của các nạn nhân sau vụ động đất chiều 28/3 đã được phát hiện tại hai khu vực thuộc tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước bị sập ở quận Chatuchak, Bangkok.

Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã công bố thành lập chính quyền chuyển tiếp mới vào ngày 29/3.

Một sản phụ ở Bangkok đã sinh con ngay trên giường bệnh khi đang được sơ tán khỏi bệnh viện do trận động đất mạnh 7,7 độ richter hôm 28/3.

Công tác cứu hộ sau động đất tại Myanmar gặp nhiều khó khăn, tiến triển chậm do mất điện trên diện rộng.

Nga đang hướng đến Triển lãm vũ khí LAAD 2025 tại Rio de Janeiro, Brazil, với máy bay tàng hình thế hệ thứ năm Su-57 - tiêm kích chiến đấu đa nhiệm hiện đại nhất của Nga, có khả năng tàng hình ấn tượng và được mệnh danh là "bóng ma bầu trời".

Lực lượng Phòng vệ Israel thông báo đã triển khai chiến dịch trên bộ tại thành phố Rafah nhằm mở rộng vùng đệm an ninh ở phía Nam Dải Gaza.

Người đứng đầu lực lượng Hamas ngày 29/3 cho biết, lực lượng này đã chấp thuận đề xuất ngừng bắn mà họ nhận được hai ngày trước từ Ai Cập và Qatar.

Thủ tướng Thái Lan đã ra lệnh thành lập một ủy ban điều tra về vụ sập tòa nhà 30 tầng ở nước này do chịu ảnh hưởng nặng nề của trận động đất mạnh 7,7 độ ở Myanmar.

Lực lượng cứu hộ Myanmar vẫn đang tiếp tục chạy đua với thời gian tìm kiếm và giải cứu những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát sau hơn một ngày xảy ra trận động đất mạnh 7,7 độ richter.

Đến nay Myanmar đã ghi nhận hơn 1.640 người thiệt mạng, hơn 3.400 người bị thương cùng 139 người vẫn còn mất tích sau động đất xảy ra vào trưa ngày 28/3.

Các chuyên gia cảnh báo Myanmar có thể còn phải đối mặt với nhiều trận động đất và dư chấn mạnh trong thời gian tới.

Số người chết do động đất tại Myanmar tăng vọt giữa hai lần cập nhật chính thức hôm nay, từ 1.007 người lên 1.644

Hàng trăm nghìn người đã tập trung tại thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia một trong những cuộc biểu tình lớn nhất lịch sử nước này.

Bộ Ngoại giao Mỹ ra lệnh các đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ sàng lọc hoạt động truyền thông xã hội của một số người nộp đơn xin thị thực du học.

30 giờ sau khi trận động đất, ngày 29/3, các nhân viên cứu hộ được một phụ nữ còn sống ra khỏi đống đổ nát của một tòa nhà bị sập ở thành phố Mandalay.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thỏa thuận với các nước về thuế đối ứng nếu như Washington “có được gì đó” sau các cuộc đàm phán.

Ngày 28/3, theo giờ địa phương, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã có chuyến thăm gây tranh cãi đến Greenland, hòn đảo bán tự trị của Đan Mạch.

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi trận động đất mạnh 7,7 độ làm rung chuyển các tòa nhà và làm sập một tòa nhà chọc trời đang được xây dựng tại Bangkok.

Số người thiệt mạng do trận động đất tại Myanmar đã tăng lên hơn 1.000 người, trong khi gần 2.400 người bị thương và con số vẫn đang tiếp tục tăng lên.

Các hoạt động cứu hộ cứu nạn tại Bangkok và Mandalay đang được khẩn trương triển khai sau trận động đất kinh hoàng ngày 28/3.

Sân bay chính tại thủ đô Naypyitaw của Myanmar phải đóng cửa tạm thời sau khi tháp kiểm soát không lưu sụp đổ do trận động đất ngày 28/3.

Giới chức Hàn Quốc cho biết cháy rừng đã bùng phát trở lại vào sáng 29/3 tại tỉnh Gyeongsang Bukdo.

Đến trưa 29/3, số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar lên tới 1.002 người, có 2.376 người bị thương và vẫn còn 30 người mất tích.

Tổng thống Ukraine đang đánh giá lại một dự thảo thỏa thuận khoáng sản mới do Mỹ đề xuất, khẳng định Kiev không chấp nhận điều khoản nào ảnh hưởng đến tiến trình hội nhập châu Âu.

Theo Cơ quan giám sát động đất thuộc Cục Khí tượng Thái Lan, đến sáng ngày 29/3 đã có 77 dư chấn được ghi nhận ở Myanmar sau thảm họa động đất.

Mỹ đã tiến hành đợt không kích mới nhắm vào hơn 40 địa điểm do lực lượng Houthi kiểm soát tại Yemen, trong đó có thủ đô Sanaa.

Lực lượng cứu hộ tại Bangkok (Thái Lan) đang khẩn trương tìm kiếm người mắc kẹt sau vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước do ảnh hưởng từ trận động đất ở Myanmar.

Chính quyền quân sự Myanmar yêu cầu hỗ trợ về y tế và nguồn máu khi số nạn nhân bị thương do động đất tại Mandalay và Naypyidaw tăng cao.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm Nga từ đầu tuần sau, nhằm trao đổi về quan hệ Trung-Nga trong giai đoạn tới.

Tổng thống Mexico đã gặp Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kristi Noem để bàn về hợp tác song phương trong vấn đề di cư và an ninh.

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã thăm Greenland và chỉ trích Đan Mạch về vấn đề an ninh cho vùng lãnh thổ Greenland trước các mối đe dọa tiềm tàng.

Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã thông báo gửi hỗ trợ đến Myanmar để khắc phục hậu quả của trận động đất.

Nga có quyền rút khỏi thỏa thuận ngừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng với Ukraine, nếu phía Kiev tiếp tục các hành động quân sự nhắm vào những mục tiêu này.

Một kỹ sư đã lặng lẽ chèo thuyền thu gom rác thải nhựa nhiều năm trên các kênh đào Xochimilco – một trong những vùng đất ngập nước quan trọng của thành phố Mexico.

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã có cuộc điện đàm hiệu quả với tân Thủ tướng Canada Mark Carney, qua mạng xã hội Truth Social vào rạng sáng 29/3.