Ngoại giao Việt Nam: Từ nền ngoại giao kháng chiến, kiến quốc đến nền ngoại giao toàn diện, hiện đại và phục vụ phát triển đất nước
(HanoiTV) - Hôm nay là ngày kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2021). Nhân dịp này, HanoiTV trân trọng giới thiệu bài viết "Ngoại giao Việt Nam: Từ nền ngoại giao kháng chiến, kiến quốc đến nền ngoại giao toàn diện, hiện đại và phục vụ phát triển đất nước" của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Cách đây đúng 76 năm, ngày 28/8/1945, Bộ Ngoại giao được thành lập cùng với sự ra đời của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ lâm thời kiêm Bộ trưởng Ngoại giao. Suốt 76 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy truyền thống ngoại giao hòa hiếu của dân tộc và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Phục vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau khi thành lập trong tình thế đất nước “thù trong, giặc ngoài”, thực hiện những quyết sách ngoại giao mưu lược và khôn khéo của Đảng và Bác Hồ, ngoại giao đã góp phần quan trọng bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, tạo thời gian hòa bình quý giá để đất nước chuẩn bị lực lượng cho trường kỳ kháng chiến. Những sách lược ngoại giao như “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “tâm công”, “phân hóa kẻ thù”, v.v... đã trở thành những bài học kinh điển của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, mang đậm dấu ấn tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.
Giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, ngoại giao đã trở thành một mặt trận chiến lược trong hai cuộc kháng chiến và kiến quốc, tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc. Phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị và quân sự, ngoại giao đã “chuyển hóa” thắng lợi trên chiến trường thành thắng lợi ngoại giao trên bàn đàm phán ở Giơ-ne-vơ năm 1954 và Pa-ri năm 1973, mở ra thời cơ chiến lược cho dân tộc đi tới ngày toàn thắng, Bắc Nam sum họp một nhà.
Đất nước bước ra từ những năm tháng chiến tranh với vô vàn khó khăn và thử thách, ngoại giao đã tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè quốc tế cho công cuộc tái thiết đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoại giao trở thành mặt trận tạo lối, mở đường, đi đầu từng bước phá thế bao vây, cấm vận, khơi thông quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn và nhiều đối tác, mở ra cục diện đối ngoại mới phục vụ đắc lực công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước.
Ngoại giao trong công cuộc Đổi mới và hội nhập quốc tế
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, ngoại giao cùng các binh chủng đối ngoại đã “đi đầu trong kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc và thu hút nguồn lực cho phát triển đất nước”[1] và nâng cao vị thế quốc gia.
Thông qua mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác, ngoại giao cùng quốc phòng và an ninh góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đồng thời mở ra nhiều thị trường, tranh thủ nhiều nguồn vốn, công nghệ và tri thức bên ngoài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến nay, nước ta có quan hệ hữu nghị hợp tác với 189 quốc gia, trong đó 17 nước đối tác chiến lược và 13 nước đối tác toàn diện; có quan hệ kinh tế với hơn 230 nền kinh tế, đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới.
Thực hiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đóng góp có trách nhiệm vào các vấn đề chung của quốc tế, phát huy vai trò tại nhiều cơ chế đa phương, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được khẳng định và nâng cao trên trường quốc tế. Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn cũng như hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế như Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (2008-2009 và 2020-2021), Hội nghị cấp cao ASEAN (1998, 2010 và 2020), Hội nghị cấp cao ASEM (2004), Hội nghị thượng đỉnh APEC (2006, 2017), Diễn đàn Kinh tế giới về Đông Á (2010) và về ASEAN (2018), Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ- Triều Tiên (2019), v.v…
Bên cạnh đó, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại đã góp phần quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước vươn lên trong Đổi mới. Bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng hiệu quả, góp phần củng cố đại đoàn kết dân tộc, tạo thuận lợi cho đồng bào ta ở nước ngoài tham gia phát triển quê hương, đất nước.
Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước, ngành ngoại giao đã tiên phong cùng các bộ, ngành đẩy mạnh “ngoại giao y tế”, “ngoại giao vắc-xin”, tranh thủ sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của cộng đồng quốc tế về vắc-xin, thiết bị y tế và thuốc điều trị, chung tay cùng cả nước phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế- xã hội.
Những thành tựu đối ngoại nói trên đã đóng góp quan trọng vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm Đổi mới, khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, là kết tinh nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, sự phối hợp chặt chẽ giữa các binh chủng đối ngoại, trong đó có nỗ lực và đóng góp quan trọng của ngành ngoại giao. Chính trong Đổi mới, ngành ngoại giao ngày càng trưởng thành và phát triển hướng tới toàn diện, hiện đại.
Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Để góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước theo đường lối Đại hội Đảng XIII, nhiệm vụ của đối ngoại là bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển và nâng cao vị thế, uy tín đất nước.
Để thực hiện những nhiệm vụ nói trên, Đại hội XIII đặt ra yêu cầu “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”. Tính toàn diện trước hết thể hiện ở chủ thể đối ngoại gồm cả hệ thống chính trị, địa phương, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân; trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học- công nghệ, giáo dục- đào tạo, y tế, môi trường, văn hóa- xã hội…; đối ngoại trong thế giới thực và không gian mạng; với tất cả đối tác, trọng tâm là đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước láng giềng, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác,chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương quan trọng, đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc.
Tính hiện đại thể hiện ở sự kết hợp hài hòa, vận dụng sáng tạo truyền thống và bản sắc ngoại giao độc đáo của dân tộc, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và tinh hoa ngoại giao của thời đại; ở vận hành nền ngoại giao trong khuôn khổ thể chế ngày càng hoàn thiện, gắn kết chặt chẽ, nhuần nhuyễn giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; ở tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả với phương thức hoạt động khoa học, chuẩn hóa và số hóa, có năng lực đổi mới, thích ứng với chuyển biến mau lẹ của tình hình; ở lực lượng cán bộ ngoại giao toàn diện về bản lĩnh, phẩm chất và trí tuệ, hiện đại về tư duy, phong cách và phương pháp làm việc, đạt tới tầm khu vực và quốc tế.
Nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các binh chủng đối ngoại và trụ cột của ngoại giao nỗ lực đóng góp vào thực hiện tầm nhìn và mục tiêu phát triển đất nước, trong đó ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển là nòng cốt, “lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm”.Vớitư duy “phục vụ”, ngoại giao cùng các cấp, các ngành góp phần mở rộng không gian phát triển, tạo thuận lợi cho người dân, địa phương và doanh nghiệp tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư, công nghệ và tri thức.
Ôn lại chặng đường 76 năm trưởng thành và phát triển của ngoại giao cách mạng Việt Nam, các thế hệ cán bộ ngành ngoại giao bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người sáng lập và để lại cho nền ngoại giao cách mạng Việt Nam một di sản tư tưởng ngoại giao đặc sắc và vô giá. Phát huy tư tưởng ngoại giao của Người và truyền thống vẻ vang 76 năm xây dựng và trưởng thành, toàn ngành ngoại giao dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và sự quản lý tập trung của Nhà nước nỗ lực cùng cả nước sớm đẩy lùi đại dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, quyết tâm xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nước vì một Việt Nam độc lập, hòa bình, hùng cường và thịnh vượng./.
Từ khóa:
Ý KIẾN
Hàng chục tiêm kích Su-30MK2, Yak-130, trực thăng liên tiếp xuất hiện trên bầu trời khu vực Dinh Độc Lập, tạo nên hình ảnh đặc biệt để chuẩn bị cho màn trình diễn mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar, diễn ra vào trưa 30/3.
Cả nước hiện vẫn còn khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, thuộc khoảng 20 nhóm vấn đề khác nhau, đòi hỏi giải pháp tháo gỡ hiệu quả.
Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam gồm 80 cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã lên đường sang hỗ trợ nước bạn Myanmar ngày 30/3, nhằm khắc phục hậu quả vụ động đất.
Được sự đồng ý của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an Việt Nam đã cử đội cứu nạn cứu hộ lên đường thực hiện nhiệm vụ tại Myanmar để giúp nước bạn khắc phục hậu quả sau thảm họa động đất.
Theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn vào sáng 30/3, theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan.
Bệnh viện Quân y 103 sáng 30/3 đã giao nhiệm vụ cho 16 đồng chí cán bộ, y bác sĩ tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar sau thảm họa động đất ngày 28/3.
Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật đã khẩn trương triển khai lực lượng quân y gồm 30 y, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên phục vụ, bảo đảm tham gia thực hiện nhiệm vụ cứu trợ tại Myanmar.
80 quân nhân Việt Nam gồm các lực lượng cứu hộ, quân y, thông tin tuyên truyền đã nhận nhiệm vụ sang Myanmar hỗ trợ cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất.
Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ sáng 30/4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Bộ đội Biên phòng tổ chức lễ xuất quân tham gia hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar sáng 30/3. Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì buổi lễ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng; cung ứng đủ nguyên vật liệu để hoàn thành mục tiêu cả nước có trên 3.000 km cao tốc vào năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính - đó là cơ hội lịch sử để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế.
Xây dựng Đà Nẵng - Quảng Nam mới phải trở thành một cực tăng trưởng của Việt Nam, có năng lực cạnh tranh cao của khu vực châu Á - Thái Bình Dương - là gợi ý của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chiều 29/3.
Bộ Công an Việt Nam đã cử Đội cứu nạn cứu hộ lên đường thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất, dự kiến có mặt tại Myanmar vào tối 30/3.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu tổ chức lực lượng, sau khi được sự đồng ý của Trung ương, sẽ sẵn sàng sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả thảm họa động đất.
Đội công binh của Lữ đoàn 229, Binh chủng Công binh và Trường Trung cấp 24 Biên phòng, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng tới Myanmar để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn sập đổ công trình do động đất.
Tổng Bí thư yêu cầu Đà Nẵng phải trở thành trung tâm giao thương quốc tế, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, du khách, là nơi hội tụ của những nhân tài, những ý tưởng sáng tạo.
Tổng thống Brazil Lula da Silva sáng 29/3 đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, hợp tác giữa Việt Nam và Brazil là không có giới hạn, không có cản trở; Việt Nam cam kết “3 bảo đảm”, “3 cùng” với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư Brazil.
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng và 50 năm Ngày Giải phóng thành phố vào sáng 29/3.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu 13 tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên, trong chiều 28/3 tại thành phố Đà Nẵng.
Mối nguy lớn nhất của kinh tế thị trường Việt Nam không phải là sự lấn át của doanh nghiệp nhà nước, mà chính là sự trỗi dậy của một nền kinh tế tư nhân dựa trên “doanh nghiệp sân sau”.
Bộ Nội vụ đánh giá cơ chế “đào thải” cán bộ hiện nay chưa đủ mạnh mẽ, khiến đội ngũ công chức vừa thừa, vừa thiếu, xuất hiện tâm lý né tránh, đùn đẩy, không dám nghĩ, không dám làm.
Bộ Ngoại giao Việt Nam tối 28/3 cho biết, được tin vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, lãnh đạo nước ta đã gửi điện thăm hỏi.
Quốc hội Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc cụ thể hóa và đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Brazil đi vào chiều sâu, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển và lợi ích của nhân dân hai nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva tại Trụ sở Trung ương Đảng, trưa ngày 28/3.
Tổng thống Brazil nhấn mạnh chuyến công tác lần này tới Việt Nam thể hiện rõ việc Brazil đặc biệt coi trọng, mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống Brazil Lula da Silva vào chiều nay (28/3) tại Trụ sở Chính phủ.
Brazil đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong cuộc gặp gỡ báo chí giữa Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Lula da Silva, sau cuộc hội đàm sáng ngày 28/3.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo hai cấp ở Trung ương và địa phương; kết thúc hoạt động thanh tra các bộ, sở, huyện.
Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.
Ông Vũ Quyết Tiến đã trúng cử chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025, với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối (44/44 phiếu).
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, vào sáng nay (28/3) tại Phủ Chủ tịch.
Bộ Nội vụ đề xuất thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương, không phân biệt cấp xã với cấp Trung ương, cấp tỉnh để thực hiện đúng chủ trương liên thông trong công tác cán bộ của Đảng.
Kinh tế tư nhân xứng đáng là động lực quan trọng nhất trong nền kinh tế, song doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa có đủ các điều kiện để thực hiện quyền tự do kinh doanh theo cơ chế thị trường và được tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà luật không cấm.
Việt Nam và Indonesia có thể tăng kim ngạch song phương lên 18 tỷ USD như mục tiêu đã đề ra.
Hàng chục máy bay Su-30MK2, Yak-130 và trực thăng đã bay huấn luyện quanh khu vực Dinh Độc Lập, chuẩn bị cho lễ diễu binh dịp lễ 30/4, Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, Đại sứ Philipp Agathonos nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Áo.
Hội thảo “Giáo dục liêm chính với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn” đã được diễn ra sáng 27/3.
Trung đoàn 375 - Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập (28/3/1975 - 28/3/2025) và đón nhận Huân chương Chiến công hạng Ba.
Chiều 26/3, các ĐBQH hoạt động chuyên trách thống nhất cao với nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quảng cáo.
"Bình dân học vụ số" là phong trào giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số.
Khu vực kinh tế tư nhân từ chỗ bị hạn chế phát triển đến nay đã được thừa nhận là lực lượng quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng của đất nước. Nhận thức về khu vực này trên thực tế đã trải qua lộ trình không ít thăng trầm với những “quãng” chần chừ, do dự.
Chiều 26/3, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong đang thăm chính thức Việt Nam.
0