Nhìn lại thế giới năm 2022

Thế giới luôn vận động và đầy những đổi thay, tuy nhiên năm 2022 vừa qua có những sự kiện mà tầm ảnh hưởng của chúng có lẽ sẽ kéo dài ra hàng chục, thậm chí hàng trăm năm nữa, gây ảnh hưởng sâu rộng lên nhiều thế hệ, làm rung chuyển những nền tảng tưởng chừng rất vững chắc của thế giới hiện nay.

 

Rất khó chọn ra những sự kiện tiêu biểu nhất vì dường như có quá nhiều biến cố tác động lên bộ não chúng ta, nhiều sự kiện gây choáng ngợp lúc ban đầu lại nhanh chóng nhạt nhòa dưới ánh sáng chói gắt của những sự kiện vừa mới xảy ra; và trong khuôn khổ tổng kết ngắn này, bài viết chỉ mong ghi nhận lại những sự kiện mà theo quan điểm riêng của tác giả thì sẽ có ảnh hưởng không chỉ mạnh mẽ mà còn lâu dài nhất.

--------------

 

Ngày 24/2, sau nhiều đợt điều chuyển, Nga bất ngờ đưa quân vào Ukraine, một nước láng giềng lớn và cũng là thành viên Liên bang Xô viết cũ. Nga cho rằng Ukraine không tuân thủ Thỏa thuận Minsk II, nuôi ý định gia nhập NATO, đàn áp tiếng Nga và tấn công người nói tiếng Nga tại các vùng đất lịch sử của Nga như Donbass, Kharkov, Odessa,… và họ buộc phải đứng lên bảo vệ người dân và văn hóa của mình. Quan điểm của Ukraine và các nước phương Tây thì cho rằng Nga tấn công một nước có chủ quyền.

Sau nhiều tháng xung đột, 4 tỉnh Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia đã trưng cầu ý dân và sáp nhập với Nga. Sự kiện này không được nhiều nước công nhận, dù trên thực tế, đã có một tiền lệ lịch sử là Kosovo được nhiều nước phương Tây công nhận.

Cuộc xung đột này vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, và thực tế nó không chỉ còn là xung đột Nga - Ukraine mà là cuộc đối đầu giữa một bên là khối phương Tây do Mỹ đứng đầu và một bên là Nga cùng số đồng minh ít ỏi. Trước cuộc xung đột này, nhiều nước nhỏ khác khó chọn bên, nhưng thực tế thì không ít quốc gia ngấm ngầm và công khai ủng hộ Nga. Vai trò của Trung Quốc, một trong những cường quốc kinh tế là khá trung dung. Họ dĩ nhiên không ủng hộ vai trò này của Mỹ trên trường quốc tế, nhưng cũng chưa hẳn đã hoàn toàn đồng ý với Nga, mặc dù họ luôn quan sát diễn biến chung quanh sự kiện này như một kinh nghiệm cho việc xử lý vấn đề Đài Loan trong tương lai.

Thực tế, cuộc xung đột đẫm máu này đã gây những thiệt hại khủng khiếp lên nền kinh tế toàn cầu. Hàng triệu người di cư từ Ukraine tạo sức ép khổng lồ lên hệ thống an sinh xã hội châu Âu. Những chính sách cấm vận, trừng phạt của Mỹ và phương Tây không gây ảnh hưởng lớn như họ mong muốn lên nước Nga, GDP Nga chỉ giảm khoảng 2% năm nay, trong khi các nước khác còn suy giảm mạnh hơn. Mặt khác, trên thực tế thì đồng đô la và uy tín của các định chế phương Tây đang suy giảm mạnh. Nhiều nước bắt đầu tránh sử dụng đồng đô la trong giao dịch thương mại song phương. Châu Âu đã mất hàng ngàn tỷ đô la vì giá năng lượng tăng cao. Nhiều người dân bắt đầu không bằng lòng với chính phủ và tạo điều kiện cho các đảng phái cực hữu và cực tả lên ngôi.

 

EU chưa đồng thuận về gói trừng phạt thứ 9 chống Nga

 

Chưa rõ cuộc xung đột này sẽ đi về đâu nhưng nhiều khả năng nó còn kéo dài. Là một cường quốc giàu có vô biên và sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, Nga dĩ nhiên không chịu mất mặt và bỏ mặc những vùng đất mới sáp nhập. Phương Tây cũng không dễ dàng từ bỏ vị thế thống trị của mình trong nhiều lĩnh vực. Họ thừa biết rằng nếu Ukraine bại trận và bị xé nhỏ thành nhiều vùng thuộc các nước khác nhau chứ không chỉ một mình Nga, thì an ninh chung của châu Âu cũng như các giá trị mà họ theo đuổi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và vĩnh viễn.

Chỉ có thể hy vọng Mỹ, Nga và Trung Quốc sớm tìm được một giải pháp có lợi cho cả 3 bên và hòa bình về lại với châu Âu, cuộc sống bình thường quay lại với người dân Ukraine.

 

Từ ngày 30/10 đến 1/11/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp và chúc mừng ban lãnh đạo mới của nước này sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, với 21 phát đại bác chào mừng và nghi lễ cấp cao nhất.

Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc vừa là láng giềng tốt, bạn bè tốt, núi sông liền một dải, vừa là đồng chí tốt, đối tác tốt cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung, cùng dốc sức vì nhân dân hạnh phúc, đất nước giàu mạnh và sự nghiệp hòa bình và phát triển của nhân loại.

Hai bên đã ra Tuyên bố chung 13 điểm, mang tính chiến lược định hướng cho phát triển quan hệ song phương trên mọi lĩnh vực, trong đó có tăng cường kết nối giữa khuôn khổ kinh tế song phương "Hai hành lang, một vành đai" với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

 

 

Nếu như năm 2021 là năm bùng nổ đại dịch Covid 19, thì năm 2022 là năm dịch bệnh này tạm lắng xuống tại Việt Nam và trên toàn thế giới, ngoại trừ Trung Quốc, nơi vẫn giữ chính sách zero Covid đến tận cuối năm.

Nếu như sự bắt đầu của đại dịch này vẫn còn là một câu hỏi không có và có thể là không bao giờ có lời giải đáp, thì sự chấm dứt của nó tương đối dễ hiểu: Sau khi lây lan đến một tỷ lệ nhất định thì các cộng đồng tự có khả năng miễn dịch chung và con virus quái ác này dần dần mất khả năng lây lan nên tự diệt.

Mặc dù vai trò của các loại vắc-xin khác nhau trong đại dịch này vẫn còn bị nghi ngờ rất nhiều vì ngay tại Mỹ, quê hương của nhiều loại vắc-xin phổ biến, số ca tử vong vẫn lên đến trên 1 triệu người, nhưng không thể phủ nhận rằng chúng cũng cứu được nhiều người khỏi tử thần, giúp bệnh nhân chống đỡ được với virus và nhờ đó mà sớm chấm dứt đại dịch.

Mọi người dường như đã kịp quên những tháng ngày phong tỏa, những hàng người dài vô tận chờ xét nghiệm và chờ tiêm vắc-xin. Kinh tế đất nước đã hồi phục và có những thành tựu vươn đến các tầm cao mới, nhưng chúng ta không quên những người đã mất, những nhân viên y tế đã đánh cược mạng sống của mình để cứu người.

Mong những tháng ngày đại dịch ấy không bao giờ còn lặp lại, hoặc ít nhất thì cũng sau một thế kỷ nữa, vì ký ức ấy quá đáng sợ. Những tổn thất do đại dịch gây ra sẽ còn ảnh hưởng dài lâu và rộng khắp đến mức chúng ta có thể còn chưa hình dung hết.

Theo WHO, đến 23/12/2022, đã có 651,918,402 ca lây nhiễm Covid 19 và 6,656,601 trường hợp tử vong do căn bệnh này.

 

WHO: Hơn 600 triệu ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới

 

 

Những năm dịch bệnh lan tràn cũng là những năm nền kinh tế toàn cầu đình trệ, nhưng sau khi mở cửa và do tác động từ cuộc xung đột Ukraine, lạm phát đã tăng mạnh trên toàn thế giới. Ngày 14-12, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất chuẩn lên mức cao nhất trong 15 năm, cảnh báo cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc.

 

FED tăng lãi suất lên mức cao nhất 15 năm

 

Đúng với kỳ vọng, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) đã tăng lãi suất tham chiếu thêm 50 điểm cơ bản, đưa mức lãi suất hiện nay lên khoảng 4,25-4,5%.

Dù thấp hơn 4 lần nâng 75 điểm cơ bản gần đây, động thái trên vẫn là một phần chính sách kiểm soát lạm phát mạnh tay nhất của Mỹ kể từ đầu những năm 1980.

Lạm phát và chính sách của FED cũng tác động mạnh đến Việt Nam. Lãi suất huy động của các ngân hàng đã tăng mạnh từ mức khoảng 3% lên đến 6% cho kỳ hạn một tháng. 

 

 

Sự đối đầu giữa hai siêu cường này vẫn không hề suy giảm mà còn gia tăng mạnh mẽ trong năm vừa qua. Trung Quốc liên tục tuyên bố Đài Loan là lằn ranh đỏ và sẽ thu hồi vùng lãnh thổ ly khai này vào thời điểm thích hợp.

Trong khuôn khổ chuyến công du châu Á, khi phái đoàn Mỹ do bà Nancy Pelosi dẫn đầu hạ cánh xuống Đài Loan vào ngày 2 tháng 8, Trung Quốc đưa ra chỉ trích ngay. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố nói rằng chuyến thăm đã gửi tín hiệu sai cho "lực lượng ly khai" của Đài Loan, và quân đội Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành các cuộc tập trận tại 6 khu vực mà trên thực tế là bao vây Đài Loan.

Hiếm có chuyến bay nào được cả thế giới theo dõi như chuyến bay của bà Nancy Pelosi qua Đài Loan. 

Tuy nhiên, vào cuối năm, bà Thái Anh Văn, nhà lãnh đạo Đài Loan, đã phải từ chức lãnh đạo đảng và nhận trách nhiệm về sự thể hiện kém cỏi của Đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) trong cuộc bầu cử địa phương.

Mỹ không dễ dàng từ bỏ vị thế số 1 của mình về kinh tế, quân sự, nên cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ còn căng thẳng trong nhiều năm nữa. Thực tế thì GDP tính theo sức mua tương đương của Trung Quốc đã vượt xa Mỹ, nhưng để đạt được tầm ảnh hưởng toàn cầu hơn Mỹ thì Trung Quốc còn rất nhiều việc phải làm.

 

 

Ngày 15/11, thế giới đón công dân thứ 8 tỷ - một bé gái người Philippines chào đời lúc 1h29 theo giờ địa phương tại Bệnh viện Phụ sản quốc gia ở Manila. Dĩ nhiên rất khó tìm ra chính xác công dân thứ 8 tỷ, bé gái này được chọn như một biểu tượng mà thôi.

 

Dân số thế giới vượt mốc 8 tỷ người

 

Mất 11 năm để dân số thế giới tăng thêm 1 tỷ người, và để đạt mốc 9 tỷ người thì theo các nhà khoa học dự đoán sẽ cần 15 năm nữa.

 

 

Mặc dù mọi nghi ngờ về khả năng tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới của Qatar, giải đấu này đã thành công rực rỡ với những trận cầu vô cùng hấp dẫn và kịch tính.

Trận chung kết giữa Pháp và Argentina là một sự hoàn hảo gần như phi thường: Pháp là đội đang giữ cúp vàng, là đại diện châu Âu; Argentina là đại diện châu Mỹ, với Messi — cầu thủ được coi như xuất sắc nhất hiện nay, với mọi thành tích đỉnh cao chỉ còn thiếu cúp vàng vô địch thế giới. Trận chung kết cũng diễn ra vô cùng kịch tính, vượt qua mọi sáng tạo của các đạo diễn điện ảnh, khi Argentina dẫn trước 2-0, để Pháp gỡ hòa 2-2, rồi Argentina lại dẫn trước 3-2 ở hiệp phụ và để Pháp gỡ hòa. Chỉ có vòng đá phạt đền luân lưu mới quyết định được người chiến thắng là Argentina.

Một lần nữa bóng đá cho thấy khả năng gắn kết con người bất kể màu da và tổ quốc khi hàng tỷ người cùng chăm chú theo dõi một trận chung kết. Nếu thể thao thật sự phi chính trị thì nó sẽ giúp thế giới này trở nên tốt đẹp hơn.

 

 

Cách đây vài tháng có lẽ không ai hình dung được viễn cảnh Châu Âu rơi vào khủng hoảng năng lượng, người dân phải tắt bớt điện, nước vì giá lên quá cao, thậm chí chính phủ khuyên người dân nên tắm ít đi để tiết kiệm năng lượng!

Nhiều người Việt Nam đi Châu Âu đã phải ngạc nhiên với cảnh bạn bè Châu Âu phải tiết kiệm điện, hạn chế dùng điều hòa và nước nóng. Đây là điều tưởng như chỉ có ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ trước!

 

EU có thể thiếu khí đốt vào mùa đông năm sau

 

Theo dữ liệu của Bloomberg, châu Âu đã phải chi thêm 1.000 tỷ USD cho năng lượng, do giá cả leo thang từ khi xung đột Ukraine bùng phát.

Châu Âu từng chi mỗi ngày khoảng 266 triệu đô la Mỹ để mua năng lượng hóa thạch Nga, chủ yếu là dầu. Hồi tháng 4, con số này lên tới 1,02 tỷ USD.

Sau khi EU tuyên bố áp trần giá dầu, Nga cảnh báo sẽ dừng cung cấp dầu thô cho các quốc gia tham gia động thái này. Nếu dầu Nga thực sự bị cắt khỏi thị trường của nhiều nước, giá sẽ tăng khá nhiều. Vì đơn giản là không có nguồn cung nào khác có thể thay thế hoàn toàn lượng xuất khẩu của Nga cho thế giới.

Vả lại, câu chuyện áp giá trần với dầu khí của Nga có gì đó khôi hài như chuyện “đồng nào mua mắm đồng nào mua tương”. Các nước khác có thể mua dầu Nga để dùng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu dầu của họ cho Châu Âu. Đó là một trong vô vàn cách lách cấm vận.

Vả lại, nền công nghiệp Châu Âu vốn dựa trên năng lượng giá rẻ của Nga, nay nguồn năng lượng đó chuyển hướng qua Trung Quốc thì chính Châu Âu sẽ mất lợi thế cạnh tranh.

Dĩ nhiên có thể hiểu những toan tính của Châu Âu khi áp dụng các biện pháp cực đoan với dầu khí từ Nga — họ hy vọng nhờ vậy mà cắt bớt nguồn tiền của chính phủ Nga dành cho quân đội của mình. Nhưng Nga là một đất nước rất giàu tài nguyên khoáng sản và lại nằm ngay cạnh Trung Quốc, một nền kinh tế đang khát năng lượng, vậy nên những tính toán của Châu Âu có thể chưa thấu đáo, chưa xem xét hết các yếu tố vĩ mô và rốt cuộc chỉ có lợi cho Mỹ, Trung Quốc và chính Nga.

 

Cả thế giới trông chờ Trung Quốc làm điều này vì với vị thế nền kinh tế lớn nhất hành tinh tính theo sức mua tương đương, Trung Quốc chính là một trong những đầu tàu tăng trưởng của thế giới. Sau nhiều năm duy trì chính sách zero Covid và bảo vệ người dân khỏi đại dịch hoành hành khắp thế giới, lấy đi mạng sống của hàng triệu người, cuối cùng Trung Quốc cũng mở cửa nền kinh tế của mình.

Có thể nói Trung Quốc đã hưởng lợi khá nhiều từ đại dịch, khi tổn thất nhân mạng của họ cực kỳ ít, mà nền kinh tế của họ lại tăng trưởng mạnh mẽ nhờ giữ được một ốc đảo sản xuất bình yên giữa thế giới bị phong tỏa. Tuy nhiên khi thế giới đã mở cửa lại, thì sự đóng cửa của Trung Quốc gây ảnh hưởng xấu đến hầu hết các quốc gia. Vấn đề không chỉ ở các chỉ số xuất nhập khẩu, người ta còn lo lắng vì sau khi Trung Quốc mở cửa, có thể sẽ có những biến chủng mới của con virus tàn độc này.

Nhiều người lo lắng với sự mở cửa của Trung Quốc, lo lắng với sự bùng nổ bệnh dịch tại đây. Nhưng sau những tuần đầu, khi số ca lây nhiễm tại Trung Quốc lên đến hàng triệu người mỗi ngày, thì tin tốt lành là số ca nặng rất ít, gần như không có người tử vong. 

Covid-19 được phát hiện ra đầu tiên là ở Trung Quốc, và hy vọng rằng đại dịch sẽ thật sự kết thúc sau khi đất nước này mở cửa. 

Chính sách zero Covid của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến chính họ mà còn làm đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu, cắt đứt dòng chảy du lịch, làm tăng giá và gây lạm phát toàn cầu.

Nay Trung Quốc đã mở cửa, nhiều ngành nghề sẽ hưởng lợi, nhưng giá năng lượng có thể tăng vọt do sự gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng của họ.

Sự cân bằng mới sẽ được thiết lập, nhưng sẽ còn nhiều thăng trầm cho đến khi thế giới đạt được sự cân bằng tạm thời ấy.

 

Năm cũ đang qua, năm mới đang tới, mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mỗi chúng ta, và sau 365 ngày nữa, khi nhìn lại sẽ thấy nhiều niềm vui hơn, sẽ thấy thế giới đáng sống hơn và nhiều tình yêu hơn - một thế giới nơi mà “mỗi láng giềng đều là một người bạn” như lời bài hát nổi tiếng mỗi dịp năm mới của ban nhạc ABBA.

 

 

Tác giả: Thiên Lương

Đồ họa: Thanh Nga - Thảo Vi

 

User
Ý KIẾN

Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 24/5 khẳng định không muốn tham gia vào hoạt động quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Ukraine, đồng thời nhấn mạnh chỉ có đàm phán hòa bình mới giúp chấm dứt xung đột.

Hôm nay (25/5), thủ đô New Delhi của Ấn Độ sẽ bước vào cuộc bầu cử Hạ viện, vấn đề chất lượng không khí lại tiếp tục nóng lên và thu hút sự chú ý của đông đảo cử tri, trong bối cảnh New Delhi liên tiếp 4 năm liền giữ vị trí là thành phố thủ đô ô nhiễm nhất thế giới.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo các công ty thuốc lá vẫn đang tích cực nhắm mục tiêu vào giới trẻ thông qua mạng xã hội, các sự kiện thể thao, âm nhạc và các sản phẩm mới có hương vị, nhằm lôi kéo thế hệ trẻ sử dụng nicotine.

Quân đội Hàn Quốc vừa đưa ra thông báo cho biết họ đã phát hiện các dấu hiệu cho thấy Triều Tiên có thể sắp phóng vệ tinh do thám thứ hai vào quỹ đạo vũ trụ.

Ngân hàng thế giới (WB) vừa cho biết chính quyền Palestine đang đối mặt với khả năng sụp đổ tài chính, khi nguồn thu cạn kiệt và hoạt động kinh tế suy giảm nhanh chóng trong bối cảnh cuộc xung đột leo thang ở Gaza.

Ít nhất 8 người thiệt mạng và hơn 40 người bị thương khi nồi hơi phát nổ tại một nhà máy hóa chất ở bang Maharashtra, Tây Nam Ấn Độ.

Ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok của công ty Bytedance (Trung Quốc) cho biết, họ đang đưa ra các hạn chế đối với các hãng truyền thông liên quan nhà nước nhằm ngăn chặn các hành động gây ảnh hưởng của nước ngoài qua nền tảng này trong năm bầu cử quan trọng ở nhiều quốc gia.

Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ, ông Donald Trump, đã tiến hành cuộc vận động tranh cử quy mô lớn tại New York, bang có truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ. Cuộc vận động đã thu hút hơn 3.000 người ủng hộ tham gia.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có chuyến thăm hai ngày tới lãnh thổ hải ngoại New Caledonia để tháo gỡ căng thẳng dẫn tới bạo loạn kéo dài gần hai tuần qua, với ưu tiên thúc đẩy một cuộc đẩy trưng cầu ý dân về thoả thuận chính trị tổng thể, cho phép người dân New Caledonia quyết định tương lai thể chế và kinh tế của quần đảo.

Một kỷ lục với bộ đồ bay phản lực mới đây đã được lập tại Romania, khi một nhân viên y tế trong bộ đồ bay phản lực đã rút ngắn thời gian hành trình tiếp cận bệnh nhân từ hơn 2 giờ xuống chỉ còn 2 phút.

Hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường thuộc lớp Constellation là FFG 66 và FFG 67 dự kiến được bàn giao cho Hải quân Mỹ trong 6 năm tới.

Ít nhất 4 người thiệt mạng và 25 người bị thương sau khi mái của một tòa nhà ở bãi biển đảo Mallorca bị sụp. Nhiều người vẫn còn bị mắc kẹt bên trong.

Ủy ban châu Âu (EC) thông báo đang điều tra Italia vì cho rằng nước này không thực hiện các hướng dẫn nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Thượng viện Mỹ đã lần thứ hai trong năm nay bác bỏ các cải cách sâu rộng về vấn đề nhập cư, khi các nghị sĩ đảng Cộng hòa một lần nữa ngăn chặn việc thông qua dự luật an ninh biên giới, được cho là nghiêm ngặt nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Aleksandr Bortnikov xác nhận nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã điều phối vụ tấn công nhà hát ở ngoại ô thủ đô Moscow hồi tháng 3, khiến 144 người thiệt mạng.

Quốc vương Bahrain đã mời Tổng thống Nga tham dự Hội nghị hòa bình Trung Đông sẽ được tổ chức tại nước này trong thời gian tới.

Nhóm học viên đầu tiên được cho là đã hoàn thành khoá huấn luyện tại căn cứ quân sự ở Arizona.

Không có dấu vết của đạn hay vật dụng tương tự nào được tìm thấy trên mảnh vỡ của chiếc trực thăng bị rơi, là thông tin được đưa ra trong báo cáo đầu tiên về nguyên nhân vụ tai nạn máy bay chở Tổng thống Iran.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Belarus, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận với người đồng cấp nước chủ nhà Alexander Lukashenko về vấn đề an ninh và tập trận với vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh xác định các loại tài sản tài chính của Mỹ có thể được dùng để bồi thường cho những tổn thất từ việc tịch thu tài sản của Nga bị phong tỏa ở Mỹ.

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ba bên đầu tiên sau hơn 4 năm tại thủ đô Seoul vào ngày 26 và 27/5 tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Andris Spruds cho biết một khoản viện trợ trị giá khoảng 500 triệu euro đang được cân nhắc để cung cấp cho Ukraine máy bay không người lái.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh nêu rõ phương hướng hành động của Moscow đối với việc các nước tịch thu và sử dụng bất kỳ tài sản nào của Nga bị “đóng băng” ở Mỹ.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak thuộc đảng Bảo thủ và đối thủ Keir Starmer thuộc Công đảng đã bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình.

Cố Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người vừa tử nạn sau vụ rơi trực thăng hôm 19/5, đã được an táng tại thành phố linh thiêng Mashhad.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thủ đô Minsk, bắt đầu chuyến thăm chính thức Belarus trong 2 ngày 23 và 24/5. Ông Alexander Lukashenko đã ra tận sân bay đón nhà lãnh đạo Nga.

Tình hình ở mặt trận Liptsy và Volchansk đã dịu đi phần nào trong 24 giờ qua, nhưng đó là khoảng lặng trước cơn bão. Nga dự kiến sẽ tiến hành những đợt tấn công mới, dữ dội hơn nhiều.

Ít nhất 9 người thiệt mạng và khoảng 50 người khác bị thương trong vụ sập sân khấu sự kiện vận động tranh cử tổng thống diễn ra ở miền Bắc Mexico.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông có kế hoạch thực hiện chuyến thăm chính thức tới châu Phi vào tháng 2/2025, nếu tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Nhiều quốc gia Ả-rập và Hồi giáo ở khu vực Trung Đông đã đồng loạt lên tiếng hoan nghênh việc ba nước châu Âu chính thức công nhận Nhà nước Palestine.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov mới đây tuyên bố, Nga không vi phạm luật pháp quốc tế dưới mọi hình thức.

Việc 3 nước châu Âu đồng thời tuyên bố sẽ công nhận nhà nước hợp pháp Palestine, cùng với việc một số nước cho biết sẽ tuân thủ lệnh bắt giữ thủ tướng Israel nếu tòa án hình sự quốc tế ICC ban hành lệnh là những nỗ lực mới nhất nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho dải Gaza.

Một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mang tên Cổng thông tin đã giúp người dân thủ đô Ireland và New York, cách nhau hơn 5.000km, có thể nhìn thấy nhau như những người sống cùng một khu phố.

Chuyến bay đầu tiên dành cho những chú chó vừa được Hãng hàng không BARK Air của Mỹ triển khai trong hành trình từ New York đến Los Angeles.

Bã cà phê có thể được dùng thay thế tới 15% lượng cát được sử dụng trong bê tông và làm cho bê tông cứng hơn 30%. Loại bê tông mới này đã được thử nghiệm hồi đầu tháng 5 tại Australia.

Chính quyền địa phương cho biết ít nhất một máy bay không người lái (UAV) của Ukraine đã bị bắn rơi ở thành phố Elabuga thuộc Cộng hòa Tatarstan, nơi nằm sâu trong lãnh thổ nước Nga.

Trung tướng Vadim Shamarin đã bị bắt giữ và tạm giam hai tháng để chờ xét xử với cáo buộc nhận hối lộ quy mô lớn.

Nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước tại Trung Đông hoan nghênh việc công nhận nhà nước Palestine; song Mỹ và một số nước châu Âu khác lại “không đánh giá cao”.

“Gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ NVIDIA vừa báo cáo doanh thu kỷ lục trong quý I đạt 26 tỷ USD, tăng 262% so với cùng kỳ năm 2023, thu nhập ròng của hãng tăng 628% lên 14,9 tỉ USD.

Bà Nikki Haley, cựu Thống đốc bang South Carolina, tuyên bố sẽ ủng hộ và bỏ phiếu cho ứng cử viên Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Nga đã đạt được một số bước tiến ở gần Kharkov, thành phố lớn thứ 2 của Ukraine.

Reuters cho biết kỳ vọng của Kiev về hội nghị hoà bình ở Thuỵ Sỹ đã trở nên kém lạc quan hơn.

Nhà đấu giá Julien’s Auctions sẽ tổ chức bán đấu giá gần một nghìn cây đàn guitar, trang phục cùng các vật phẩm liên quan đến dòng nhạc Rock & Roll vào cuối tháng 5.

Lạm phát giá tiêu dùng ở Anh trong tháng 4 đã giảm ít hơn dự kiến, làm tăng mối lo về kế hoạch cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh trong những tháng tới.

Bộ trưởng Ngoại giao Hungary, ông Peter Szijjarto cho biết nước này không có ý định công nhận Nhà nước Palestine như các quốc gia láng giềng châu Âu.

Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi Israel dỡ bỏ các hạn chế viện trợ vào Dải Gaza trong bối cảnh tuyến đường chính cung cấp viện trợ y tế khẩn cấp từ Ai Cập vào Gaza đã bị cắt đứt.