Phiên chợ trái tim | Người tốt quanh ta | 23/03/2024

Hơn một năm nay, đều đặn vào 4h30 sáng thứ 7 hàng tuần, những thành viên dự án “Phiên chợ trái tim” lại nổi lửa, nấu những suất xôi đảm bảo vệ sinh, giàu dinh dưỡng cho các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

User
Ý KIẾN

Nhà ăn không đồng Nhất Tâm tại số 6 ngõ 58 Trần Bình (quận Cầu Giấy) là chi nhánh thứ 27 trong hệ thống 31 nhà ăn không đồng tương tự trên toàn quốc. Mong muốn của các mạnh thường quân là mang niềm vui, sức khỏe tới mọi người, để ai đến đây cũng đều cảm thấy như trở về nhà mình và tâm huyết của họ đã được ghi nhận.

Đối với thiếu tá Nguyễn Tiến Thanh, đội cảnh sát PCCC công an quận Hai Bà Trưng, hạnh phúc quý giá nhất đó chính là nhìn thấy người dân được bình an, ngọn lửa bị lụi tàn. Đứng giữa lằn ranh của sự sống và cái chết, ý chí chiến đấu của anh dường như càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Với tình yêu sâu đậm dành cho chèo, bà Đỗ Thị Hoa đã cùng những người yêu chèo thành lập câu lạc bộ hát chèo Canh Nậu, với mong muốn duy nhất là giữ gìn và trao truyền vốn quý của cha ông.

Những năm tháng tham gia hoạt động dân vận đã giúp ông Đào Ngọc Triệu xây dựng nền tảng vững chắc cho hành trình nhân đạo sau này. Khi đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố, ông đã dành trọn tâm huyết để xây dựng Hội thành một tổ chức mạnh mẽ, có sức lan tỏa và tạo được nhiều dấu ấn tích cực.

Luôn tận tâm, hết lòng với học sinh, cô giáo Nguyễn Phương Thảo - trường Tiểu học Vạn Thái không ngừng học hỏi các phương pháp dạy học mới. Bài giảng của cô thường được lồng ghép khéo léo kiến thức với những hình ảnh, đoạn phim, trò chơi sinh động, hấp dẫn...

Với mong muốn nâng cao giá trị nông sản, những người nông dân trên địa bàn xã Tráng Việt (huyện Mê Linh) đã không ngừng học hỏi, mạnh dạn đi đầu để tự mình đứng ra thành lập hợp tác xã, chủ cơ sở sơ chế nông sản trên địa bàn, từng bước xây dựng được thương hiệu vùng rau sạch, rau an toàn cho người dân xã Tráng Việt.

Mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng cảnh sát PCCC & CNCH là mối quan hệ đặc biệt, gắn bó máu thịt không thể tách rời. Bao năm qua, hình ảnh người lính cứu hỏa có mặt kịp thời, đương đầu với giặc lửa, bất chấp hiểm nguy cứu tài sản, tính mạng của nhân dân đã khắc sâu trong tâm trí mọi người.

Là giáo viên tổng phụ trách Đội, ngoài việc duy trì các hoạt động nề nếp sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng theo chủ điểm, cô Đào Thị Thái có nhiều sáng kiến như: chương trình giáo dục giới tính, chương trình Internet và an toàn học đường, hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ cho học sinh...

Hệ thống ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng “phủ kín” các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế thấp nhất vi phạm có thể xảy ra.

Trở về từ chiến trường với thương tật, năm 1991, cựu chiến binh Ngô Xuân Tự thành lập Trung tâm tình nghĩa tại nhà, cưu mang trẻ mồ côi và người già neo đơn.

Mỗi thế hệ học trò có những suy nghĩ, cách tiếp cận kiến thức khác nhau. Nhưng bằng sự sáng tạo, tận tâm, yêu nghề, các nhà giáo đã tìm ra những cách thức khác nhau để trở thành bạn đồng hành, truyền cảm hứng trên con đường chinh phục tri thức cho các em học sinh.

Tình yêu lịch sử không phải tự nhiên mà có. Để truyền cảm hứng tới học sinh là nhiều đêm trăn trở, nghiên cứu tìm tòi những phương pháp giảng dạy hiệu quả của cô giáo Nguyễn Thị Nên - Trường THCS Mai Dịch. Và thành quả đã đến với cô và trò nhà trường, khi năm học 2024 - 2025, học sinh cô Nên bồi dưỡng đã đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi.

Hội Khuyến học phường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) đã không ngừng nỗ lực trong việc phát triển giáo dục và hỗ trợ cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện ý nghĩa. Với phương châm “Học tập suốt đời”, Hội đã trở thành cầu nối quan trọng giữa các nhà hảo tâm và những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.

Những hành động đẹp, những việc làm ý nghĩa của những người nông dân đã tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, từ đó thay đổi nhận thức cũng như nâng cao trách nhiệm của người nông dân trong thời đại mới, góp phần xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh.

Năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, đó là nhận xét của người dân về ông Phạm Văn Long - Bí thư chi bộ Khu dân cư 21 phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa. Trong 3 năm qua, trên cương vị Bí thư Chi bộ, ông Long luôn gương mẫu đi đầu, nhiệt tình, có trách nhiệm, toàn tâm, toàn ý với công việc, ở đâu nhân dân cần là bí thư có mặt bất kể nắng mưa, sớm tối.

Chị Phạm Thị Ly Na, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, là một cán bộ Hội năng động, có nhiều sáng kiến, xây dựng các mô hình hiệu quả, luôn hết lòng với hội viên, nhất là các hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Vốn là cán bộ quản lý của ngành giáo dục, năm 2015, bà Trần Thị Bích Được (thôn Thượng, xã Đại Thanh, huyện Mê Linh) nghỉ hưu và về tham gia rất tích cực các hoạt động phong trào ở địa phương, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới. Năm 2020, bà đã được nhân dân trong thôn bầu là trưởng thôn với tín nhiệm rất cao.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nhiều đời theo nghề tại làng mộc thôn Hà Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, tuổi thơ anh Ngô Thái Bình gắn liền với tiếng đục, tiếng cưa. Trân quý nghề truyền thống của ông cha, sau khi tốt nghiệp đại học, anh Bình trở về quê hương nối nghiệp gia đình.

Trong gần 18 năm làm việc tại Phân viện Puskin - “ngôi nhà chung” của nhiều thế hệ Nga ngữ học, là nơi “chắp cánh” cho những người Việt Nam muốn tìm hiểu về nước Nga, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Đạt, Giám đốc Phân viện Puskin - Bộ GD&ĐT đã có rất nhiều hoạt động, phong trào để góp phần lan toả tiếng Nga và văn hoá Nga tại Việt Nam.

Trong làng nghệ thuật Việt Nam, cái tên Nguyễn Hữu Nền không còn xa lạ với những người yêu nhiếp ảnh. Nguyễn Hữu Nền, một cựu chiến binh và nghệ sĩ nhiếp ảnh lão làng, đã gắn bó cả cuộc đời với ống kính máy ảnh.

Không chỉ là anh hùng trong chiến đấu, các thương bệnh binh thành phố Hà Nội còn là các chiến sĩ tiên phong trên mặt trận chống đói nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng đất nước. Họ là những người tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, đã trở thành những nhà quản lý, nhà khoa học giỏi, những doanh nhân thành đạt, trở thành hình mẫu trong cuộc sống đời thường.

Những tâm huyết, sáng tạo của các nhà giáo đã trở thành những nhân tố truyền cảm hứng, tạo động lực cho học sinh say mê học tập bằng những dự án, sản phẩm vừa mang tính khoa học, vừa có tính ứng dụng cao, góp thêm vào kho học liệu của ngành những kinh nghiệm quý trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh.

Năm 2023, công trình nhà Tả Mạc thuộc khuôn viên đình làng Yên Bài được xây dựng lại. Đây là một di tích lịch sử quốc gia, đã bị phá đi để phục vụ kháng chiến. Anh Nguyễn Xuân Kỳ đã đóng góp vật chất để xây dựng và thiết kế công trình ý nghĩa này.

Với lòng nhiệt tình, sự tâm huyết trong công tác, ông Dương Ngọc Tiến - Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ công nghệ số cộng đồng - TDP 15 phường Giang Biên (quận Long Biên), đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, giúp các gia đình nhận thức được sự cần thiết của việc cài đặt các ứng dụng chuyển đổi số và đồng tình ủng hộ công cuộc chuyển đổi số của thành phố.

Với sự nỗ lực, sáng tạo và cả tình yêu trẻ, cô giáo Nguyễn Thu Huyền - trường Mầm non Xuân La, quận Tây Hồ - là một trong những nhân tố quan trọng để cùng với tập thể giáo viên nhà trường tiếp tục cống hiến, dành trọn tâm huyết cho giáo dục mầm non.

Với sự tâm huyết, sắc sảo, và trí tuệ, bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh được coi là một trong những luật sư Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực dịch thuật các văn bản pháp lý, hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Không những thế, bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh còn có nhiều hoạt động góp phần quảng bá văn hoá Việt Nam và thúc đẩy quan hệ hợp tác với nước ngoài.

Là chỉ huy phụ trách công tác huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, do vậy, sự tập trung, nhanh nhạy và tính chính xác trong từng thao tác chuyên môn luôn là nguyên tắc cơ bản được Trung úy Nguyễn Doãn Khương Duy căn dặn các cán bộ, chiến sĩ trong đội trong quá trình huấn luyện cũng như thực hiện nhiệm vụ.

Nghệ nhân Phạm Quang Đăng đã dành cả cuộc đời mình cho làn điệu Then. Với ông, Then không chỉ là âm nhạc, mà còn là cả một kho tàng văn hóa, chứa đựng triết lý sống, tình cảm của con người.

Trong không gian tĩnh lặng của chùa Hương Lan, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, lớp học tình thương như một ngọn lửa nhỏ luôn ấm áp, sưởi ấm những trái tim non nớt của các em khuyết tật.

Mỗi năm, danh sách đóng góp từ thiện của doanh nhân Bùi Thị Sáng cứ dài thêm, vì gần như bà không bao giờ từ chối các cuộc vận động quyên góp cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn.

Gần 10 năm gắn bó với công tác Đoàn, anh Nguyễn Xuân Cung luôn thể hiện sự năng động, tâm huyết với hoạt động, công tác Đoàn địa phương. Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, đoàn thanh niên xã Sơn Đà và anh Nguyễn Xuân Cung đã được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương và Thành phố, trong đó có giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” và danh hiệu Người tốt việc tốt.

Niềm vui và sự hài lòng của công dân khi đến và hoàn thành xong thủ tục là động lực để mỗi cán bộ, chiến sĩ cảnh sát khu vực và cán bộ thuộc Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cố gắng hoàn thành tốt công việc mà mình được giao phó, dù khó khăn, vất vả là điều không thể tránh khỏi mỗi lần thực thi một nhiệm vụ mới.

Không gian sáng tạo này ra đời vào năm 2017, học tập từ mô hình giáo dục của Sinhgapo. Mỗi năm, chủ đề sáng tạo được thay đổi từ 2-3 lần và không bao giờ lặp lại. Tại đây, những chủ đề học tập trên lớp được trẻ kết hợp cùng với kỹ năng của bản thân để tạo nên những sản phẩm độc bản, bởi sáng tạo là không giới hạn.

Với hoạt động thu gom rác thải nhựa từ trạm rác văn minh được lắp đặt ở các địa điểm như: trường học, khu chung cư hay các điểm sinh hoạt công cộng trên địa bàn 14 phường của quận Hoàng Mai, đã góp phần tuyên truyền trực quan sinh động công tác thu gom, phân loại rác thải tại nguồn, thay đổi hành vi sử dụng túi nilon, rác thải nhựa bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan đô thị.

Ban xây dựng chính sách pháp luật và trợ giúp pháp lý - Đoàn luật sư TP. Hà Nội là đơn vị tiên phong trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí tới các đối tượng. Đặc biệt, mô hình phiên toà giả định đã được tổ chức tại nhiều trường học trên địa bàn Thủ đô, giúp các em học sinh hiểu rõ được mức độ nghiêm trọng, nhận thức được tính chất nguy hiểm, hậu quả của hành vi phạm tội trong độ tuổi vị thành niên.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm công tác giáo dục và đào tạo, ngay từ khi còn nhỏ , cô Nguyễn Thị Thu Hà đã có sở thích cùng các chị em gái tập làm giáo viên và học sinh. Các chị em thay nhau đóng vai cô giáo, ân cần chỉ bảo học sinh từng chút một. Có lẽ nghề chọn người , nên sau khi học xong năm thứ nhất đại học luật, cô Hà đã quyết định thi vào ĐH sư phạm và sau khi ra trường đã bén duyên với ngôi trường Trưng Vương từ 28 năm nay.

Làng chài Võng La thuộc xã Võng La, huyện Đông Anh. Nơi đây có nghề sản xuất đậu phụ đã tồn tại hơn 100 năm. Có thời điểm hơn 80% dân số trong làng sống bằng nghề sản xuất đậu. Với khát vọng giữ nghề và phát triển thương hiệu cho sản phẩm truyền thống của quê hương, anh Phan Văn Đạt đã tập hợp lớp thanh niên có đam mê nhiệt huyết với nghề, để thành lập HTX thanh niên Võng La.

Nghệ nhân ưu tú Vân Mai sinh ra ở quê lúa Thái Bình, gần làng Quốc nổi tiếng với chiếu chèo Đông. Cơ duyên đến với ca trù khi chị nghe nghệ nhân Quách Thị Hồ hát trên Đài Tiếng nói Việt Nam, từ đó chị say mê, miệt mài luyện tập ca trù.

Được thành lập ngày 15/9/2009, nhiệm vụ của Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 3 Hà Nội là tập trung khám bệnh, điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của thành phố. Mỗi năm, Trung tâm đón từ 3.000 đến 4.000 lượt người có công tham gia điều dưỡng.

Với 14 năm nghiên cứu, sáng tạo, cô Nguyễn Thu Trang, giáo viên môn Toán trường THCS Thị trấn Văn Điển là người tiên phong trong việc tích hợp công nghệ thông tin vào bài giảng, giúp bài giảng sinh động và học sinh dễ tiếp thu.

Đã 10 năm gắn bó với thôn Yên Bài (xã Tự Lập, huyện Mê Linh), Sư thầy Vương Văn Nghĩa, pháp danh Thích Huệ Sĩ đã dành cho nơi này nhiều tình cảm. Khi thầy mới về đây, ngôi chùa Bảo Tháp vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, nhưng bằng sự đoàn kết của nhân dân và chính quyền, ngôi chùa đã xây dựng xong. Trong suốt những năm tháng ấy, thầy tham gia nhiều hoạt động trong thôn, ở những công việc cần giúp đỡ, thầy đều sẵn sàng bằng một tấm lòng hảo tâm.

Về công tác tại tổ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ - công an quận Tây Hồ từ năm 2018, đảm nhận nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu, thượng úy Nguyễn Đức Chung đã tham gia chữa cháy nhiều vụ có tính chất phức tạp trên địa bàn, được lãnh đạo quận và thành phố ghi nhận, đánh giá cao.

Từ khi tốt nghiệp sư phạm cho đến nay, cô giáo Trần Thị Mai Phương đã có hơn 20 năm giảng dạy và kinh qua nhiều vị trí. Hiện nay, cô giáo Mai Phương là hiệu trưởng trường mầm non B Liên Ninh – huyện Thanh Trì.

Cần mẫn, say nghề, nghệ nhân Hà Thị Vinh không nghĩ rằng mình lại đóng vai trò chuyển giao thế hệ, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ để tiếp tục giữ lửa cho hàng nghìn lò nung được cháy mãi tại Bát Tràng, biến nó từ các vật dụng hàng ngày trở thành những tác phẩm nghệ thuật để đời, vươn xa ra thế giới.

Ngay từ nhỏ Tô Minh Cường đã say mê những điệu hát chèo, hát xẩm, hát văn, và niềm đam mê đó ngày càng lớn dần theo thời gian.

Trong nhịp sống hối hả của đô thị, giữa những lo toan thường nhật, có những con người giàu lòng nhân ái, trái tim luôn cháy ngọn lửa yêu thương. Bà Phan Kim Liên, năm nay đã ngoài 80, một cựu cán bộ công an đã về nghỉ hưu, sống tại phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ chính là một trong những tấm gương sáng như thế.