Sáng kiến 'Vành đai và con đường' chuyển mình trước thách thức| Nhìn ra thế giới| 18/10/2023

Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai, Con đường” lần thứ 3 đã khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Với chủ đề “Hợp tác Vành đai và Con đường chất lượng cao: Cùng nhau phát triển và thịnh vượng chung", sự kiện có sự tham dự của đại diện hơn 140 quốc gia và hơn 30 tổ chức quốc tế. Số lượng đông đảo các quốc gia tham dự là dấu hiệu cho thấy tác động lớn mà sáng kiến trị giá hàng nghìn tỷ USD này đã mang lại trên toàn cầu.

Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng vào năm 2013 gồm 2 trụ cột là Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa (trên bộ) và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, nhằm xây dựng mạng lưới thương mại và cơ sở hạ tầng kết nối châu Á với châu Âu, châu Phi và xa hơn nữa dọc theo các tuyến đường thương mại Con đường Tơ lụa cổ xưa.

Trong một thập kỷ qua, BRI đã phát triển một cách nhanh chóng cả về mức độ phức tạp về mặt địa lý và lĩnh vực hợp tác. Theo Sách Trắng về BRI do Trung Quốc công bố mới đây, tính đến nay, sáng kiến này đã thu hút sự tham gia của hơn 150 nước, tức hơn 3/4 quốc gia trên thế giới và hơn 30 tổ chức quốc tế. Các lĩnh vực hợp tác trải dài từ cơ sở hạ tầng đến công nghệ và thậm chí cả hợp tác trong lĩnh vực hàng hải và không gian vũ trụ. Đến cuối năm 2021, GDP của hơn 150 quốc gia ký thỏa thuận BRI với Trung Quốc là 20,03 nghìn tỷ USD, chiếm 23% GDP toàn cầu. Tổng dân số 3,68 tỷ người, chiếm 47% tổng dân số thế giới.

Trong 10 năm kể từ khi Sáng kiến “Vành đai và Con đường” được thực hiện, những “cây cầu kết nối”, “cảng thịnh vượng” và “con đường hạnh phúc” được xây dựng ở nhiều quốc gia đã mang lại sự kết nối toàn cầu và sự phát triển chung. 

Một số dự án mang tính bước ngoặt như tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào, đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

“Tàu cao tốc Jakarta-Bandung là tàu cao tốc đầu tiên ở Indonesia cũng là tàu đầu tiên ở Đông Nam Á với tốc độ 350 km/h.”, Tổng thống Indonesia Widodo nói.

Có tên gọi Whoosh, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại Indonesia vừa được khai trương đầu tháng 10 kết nối thủ đô Jakarta với Bandung, một địa điểm du lịch nổi tiếng. Với tốc độ 350km/h, các chuyến tàu Whoosh giúp giảm thời gian di chuyển từ ba giờ xuống chỉ còn 40 phút.

 - Còn tại Lào, tuyến đường sắt nối thủ đô Viêng Chăn với thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc khai trương vào năm 2021 đã giúp giảm thời gian di chuyển từ Viêng Chăn đến biên giới Trung Quốc-Lào xuống chỉ còn ba giờ, giúp hành khách đến Côn Minh chỉ trong vòng một ngày.

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sishoulith đánh giá: “Tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào đã viết nên một chương huy hoàng trong lịch sử giao thông vận tải của đất nước chúng tôi. Đúng vậy, ở Lào đã có tàu cao tốc. Vì vậy, tại lễ khai trương tuyến đường sắt, tôi đã nói giấc mơ của người dân Lào đã thành hiện thực”

Các khoản đầu tư cho BRI đang giảm xuống trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, khiến giai đoạn phục hồi trở nên khó khăn hơn đối với các nước đang phát triển, trong khi nền kinh tế trong nước của Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những cơn gió ngược. Tốc độ tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp cao trong giới trẻ và thị trường bất động sản gặp khó khăn là những nguyên nhân khiến Bắc Kinh phải hạn chế các khoản vay dành cho các nước đang phát triển.

Tại châu Phi, số lượng và giá trị các khoản vay theo sáng kiến BRI đã giảm sút. Theo Trung tâm Chính sách phát triển toàn cầu của Đại học Boston, kể từ những năm trước đại dịch 2017 - 2019 đến giai đoạn hậu đại dịch 2020 - 2022, mức cho vay trung bình đã giảm 37% từ 213,03 triệu USD xuống còn 135,15 triệu USD. Về các khoản cho vay, con số này đã giảm từ 184 xuống còn 32 trong thời kỳ hậu đại dịch. 

Hơn nữa, kể từ Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ hai năm 2019, phương Tây đã tăng cường các nguồn lực để cạnh tranh với Sáng kiến BRI của Trung Quốc. Hàng loạt sáng kiến nhằm đối trọng với BRI đã được các nước phương Tây thúc đẩy như “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” của Mỹ hay “Cửa ngõ toàn cầu” của châu Âu. Hiện Italy - thành viên duy nhất của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển G7 tham gia BRI, đã phát tín hiệu cho thấy ý định sẽ rút lui khỏi sáng kiến. 

Hiện chưa rõ những thách thức kinh tế trong nước của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cho vay nước ngoài trong dài hạn, nhưng đã có dấu hiệu cho thấy những thay đổi chiến lược. Các nhà phân tích đã ghi nhận sự chuyển hướng của các dự án BRI từ việc tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ đô la sang các dự án nhỏ hơn với lợi nhuận tốt hơn, chẳng hạn như các dự án liên quan đến năng lượng tái tạo và công nghệ kỹ thuật số. 

Trung Quốc cũng có thể sẽ chú trọng hơn đến các vấn đề môi trường và bảo vệ xã hội tốt hơn. Bắc Kinh đã cam kết ngừng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch để phát triển năng lượng sạch. 

Phát biểu khai mạc diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ ba, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh những thành tựu sau một thập kỷ của BRI. Về định hướng hợp tác BRI thời gian tới, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh 3 nguyên tắc “cùng lên kế hoạch, cùng phát triển và cùng hưởng thành quả” và đề xuất 8 hành động trọng tâm gồm: thiết lập mạng lưới kết nối đa chiều; hỗ trợ xây dựng nền kinh tế thế giới mở; thực hiện hợp tác thiết thực; Đẩy mạnh đổi mới khoa học và công nghệ; Tăng cường giao lưu nhân dân; Thúc đẩy “hợp tác liêm chính” Vành đai và Con đường; và Củng cố thể chế hợp tác Vành đai và Con đường và Thúc đẩy phát triển xanh.

“Chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác sâu hơn trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng xanh, năng lượng xanh và giao thông xanh, đồng thời tăng cường hỗ trợ cho Liên minh Phát triển Xanh Quốc tế trong khuôn khổ BRI. Trung Quốc sẽ thực hiện Nguyên tắc đầu tư xanh cho Vành đai và Con đường, đồng thời cung cấp 100.000 cơ hội đào tạo cho các nước đối tác vào năm 2030.”, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói.

Trước đó, tại lễ công bố Sách Trắng về BRI mới đây, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Quách Đình Đình nhấn mạnh: nước này sẽ tập trung thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại trong BRI ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất hơn. Bắc Kinh sẽ mở cửa BRI cho nhiều lĩnh vực hợp tác hơn và cung cấp tài chính cho các dự án dựa trên nhu cầu và điều kiện của địa phương để tránh gây ra rủi ro nợ. Trung Quốc cũng sẽ bồi dưỡng những động lực tăng trưởng kinh tế mới, phối hợp thúc đẩy các dự án trọng điểm và dự án “nhỏ mà đẹp”.

Cụm từ “nhỏ mà đẹp” là một khái niệm mới dùng để miêu tả các khoản đầu tư mới của Trung Quốc, cho thấy Bắc Kinh sẽ tập trung vào các dự án nhỏ hơn và xanh hơn, nhưng có mục tiêu rõ ràng hơn. Hay nói một cách khác, nước này sẽ trở nên chọn lọc hơn trong các dự án theo đuổi và có thể sẽ tập trung vào các quốc gia có tầm quan trọng hơn

Trong số các quan khách từ hơn 140 quốc gia tham dự diễn đàn lần này, có Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là chuyến công du đầu tiên của ông chủ điện Kremlin tới một cường quốc trên thế giới kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Theo giới quan sát, việc Trung Quốc mời Tổng thống Nga Putin dự hội nghị, mặc dù Nga chưa chính thức đăng ký tham gia sáng kiến Vành đai và con đường, cho thấy sự liên kết giữa các ưu tiên chính trị của Trung Quốc và Nga, cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia. 

Bên lề diễn đàn, tối 17/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp ngắn. Ngày 18/10, hai nhà lãnh đạo tiếp tục tiến hành hội đàm. Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Nga và Trung Quốc trong 10 năm qua, cho biết lòng tin chính trị giữa hai nước đang ngày một sâu sắc hơn, hai bên đã duy trì hợp tác chiến lược mật thiết và hiệu quả, kim ngạch thương mại song phương đạt mức cao lịch sử, hướng tới mục tiêu 200 tỷ USD đã đặt ra.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Tôi và Tổng thống Putin đã tổ chức 42 cuộc gặp kể từ năm 2013 và Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các đối tác Nga để tiếp tục nâng cấp quan hệ song phương”.

Về phần mình, Tổng thống Putin cho biết sự phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc về chính sách đối ngoại là rất quan trọng trong bối cảnh thế giới đầy khó khăn.

“Trong điều kiện khó khăn hiện nay, sự phối hợp chính sách đối ngoại chặt chẽ là đặc biệt cần thiết - đó là những gì chúng tôi đang làm và hôm nay chúng tôi cũng sẽ thảo luận về tất cả những vấn đề này", Tổng thống Nga V.Putin nói.

Các nhà phân tích cho rằng, sự tham dự của Tổng thống Putin tại diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai, Con đường” lần thứ 3 có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung-Nga trong thời đại mới. Điều này cho thấy sự ủng hộ ngày càng tăng của Nga đối với BRI. 

Nga ngày càng nhận ra vai trò quan trọng của BRI trong thập kỷ qua trong việc thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước và thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế Á-Âu. Đặc biệt, trong bối cảnh bị bủa vây bởi các lệnh cấm vận của phương Tây, Nga hiện đang muốn đầu tư và sử dụng các hành lang Vành đai - Con đường không chỉ để thu phí quá cảnh và thu hút đầu tư, mà còn để chuyển hướng dòng chảy thương mại của chính nước này đến và đi từ Trung Quốc và Đông Nam Á. Tổng thống Putin được cho cũng có thể để mắt tới các mục tiêu khác trong chuyến đi Trung Quốc lần này, chẳng hạn như kết nối Hệ thống chuyển thông điệp tài chính nội địa của Nga với nền tảng Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc. Theo một báo cáo do Ngân hàng Trung ương Nga công bố hồi tháng 6, khoảng 25% hàng xuất khẩu và 34% hàng nhập khẩu của Nga hiện được tính bằng nhân dân tệ, và việc liên kết các hệ thống có thể tăng tốc và giảm chi phí thanh toán xuyên biên giới. 

Về phần mình, Trung Quốc cũng có thể quan tâm đến sự tham gia nhiều hơn ở Bắc Cực, đặc biệt là ở Tuyến đường biển phía Bắc dành cho vận tải hàng hải. Theo số liệu chính thức, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 190 tỷ USD trong năm ngoái.

Trong 10 năm qua, sáng kiến Vành đai và Con đường không chỉ giúp mở rộng thị trường cho hàng hóa Trung Quốc mà còn góp phần giúp nước này tăng cường ảnh hưởng trên thế giới, đồng thời thúc đẩy kết nối và phát triển chung. Trong thời gian tới, với những điều chỉnh trong giai đoạn mới, sáng kiến Vành đai và con đường được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế thế giới, mang lại cơ hội phát triển cho cả Trung Quốc và các quốc gia tham gia sáng kiến. 

User
Ý KIẾN

Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump có quan điểm khác nhau về nhiều vấn đề quan trọng có thể sẽ gây ra tranh cãi gay gắt. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là nhận định của cử tri về khả năng lãnh đạo đất nước của mỗi người trong bốn năm tới.

Trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển nhằm nâng cao chất lượng sống của con người, nhưng đồng thời kéo theo vấn đề đạo đức cùng không ít mối lo về quyền kiểm soát.

Diễn đàn Davos mùa hè được tổ chức tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc từ ngày 25 - 27/6, với sự tham gia của hơn 1.600 đại diện các nhà lãnh đạo, giới kinh doanh, chuyên gia đến từ gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong hơn hai năm tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga đã liên tục thay đổi chiến thuật tác chiến, cải thiện vũ khí cũng như kỹ năng chiến đấu.

Trước thực tế Trái đất đang nóng lên nhanh chưa từng thấy, Liên hợp quốc đã đưa cảnh ra cảnh báo hành tinh của con người "đang trên đường cao tốc dẫn tới địa ngục khí hậu".

Hợp tác kinh tế, tài chính là lĩnh vực quan trọng nhất của BRICS. Là Chủ tịch BRICS năm nay, Nga sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa các quốc gia thành viên trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, công nghệ đổi mới và các vấn đề xã hội. Mục tiêu chung là tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế ổn định của tất cả các quốc gia BRICS.

Nền kinh tế Nga đã chứng tỏ khả năng thích ứng đáng kinh ngạc trước các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Theo dữ liệu sửa đổi Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra cuối tháng 5 vừa qua, Nga đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ 4 thế giới xét về sức mua tương đương.

Cách đây gần 25 năm, vào ngày 16/8/1999, theo đề nghị của Tổng thống Nga Boris Yeltsin, ông Vladimir Putin được Quốc hội Nga phê chuẩn đảm nhiệm chức Thủ tướng Nga. Trong suốt gần 1/4 thế kỷ lãnh đạo đất nước trên cả hai cương vị tổng thống và thủ tướng, ông Putin đã có công lớn mở ra một kỷ nguyên phát triển mới ở Nga.

Các cuộc tấn công qua lại giữa Israel và Hezbollah làm dấy lên lo ngại về nguy cơ Israel tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực vào miền Nam Liban, ngay cả khi cả hai bên đều không mong muốn điều đó.

Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình Ukraine đã kết thúc tại Thụy Sĩ mà không đạt được kết quả như kỳ vọng. 12 trong số hơn 90 quốc gia và tổ chức tham dự hội nghị đã không ký tuyên bố chung, trong khi hồi kết cho cuộc xung đột đã kéo dài hơn hai năm vẫn bị bỏ ngỏ.

Nhiều khả năng năm 2024 sẽ là một năm nắng nóng phá vỡ kỷ lục về nắng nóng của năm 2023. Từ tháng 4 đến nay, nhiều quốc gia như Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan...đã chìm trong nắng nóng kỷ lục, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và làm hư hại mùa màng.

Tình trạng đầu cơ bất động sản đã và đang diễn ra ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, không chỉ gây ảnh hưởng đến giá bất động sản trên thị trường mà còn khiến người thu nhập thấp không thể mua nổi nhà. Thế giới đã chứng kiến nhiều bài học và kinh nghiệm quý giá về quản lý đầu cơ bất động sản sau vụ sụp đổ Ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ).

Trong hai ngày 15 và 16/6, Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình ở Ukraine sẽ diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock ở thành phố Lucerne, miền Trung Thụy Sĩ. Tuy nhiên, hội nghị này đang có nguy cơ thất bại khi không có sự tham gia của nguyên thủ một số nước quan trọng như Mỹ, Trung Quốc và đặc biệt là Nga.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa tuyên bố giải tán Quốc hội để tổ chức tổng tuyển cử sớm. Các nhà quan sát cảnh báo nước Pháp dường như đang đứng trước một thời kỳ bất định mới, với nhiều thách thức cả về đối nội và đối ngoại.

Ngành vận tải hàng không toàn cầu đang phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng ấn tượng. Ngành này kỳ vọng sẽ phá kỷ lục vào năm 2024 với gần 5 tỷ hành khách trên toàn thế giới, nhiều hơn gần 500 triệu người so với năm 2019, thời kỳ đỉnh cao của vận chuyển hàng không.

Kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu gây sốc khi một loạt đảng cầm quyền ở các quốc gia chủ chốt của EU gặp thất bại chưa từng có, cho thấy xu hướng dịch chuyển sang phe cực hữu đang mạnh lên tại châu Âu.

Diễn đàn kinh tế St. Petersburg lần này là cơ hội để Nga quảng bá nền kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD với những đối tác lớn như Trung Quốc, Ả Rập Xê Út, hay các nước châu Phi. Đây cũng là dịp để Nga quảng bá những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ và các địa phương, doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm nổi bật và kết nối đối tác.

Cuộc đua chinh phục không gian đang trở nên ngày càng gay cấn với sự tham gia của nhiều quốc gia, trong đó, Trung Quốc đang có những bước tiến mạnh mẽ nhằm thực hiện mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng trước năm 2030.

Ngày 8/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ ba. Trong nhiệm kỳ sắp tới, chính phủ mới của Thủ tướng Narenda Modi được dự báo sẽ nhận nhiều thách thức và những kỳ vọng đang ở phía trước, trong đó đáng chú ý là mục tiêu đưa Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2028.

Theo giới phân tích, cuộc bầu cử của Nghị viện châu Âu vào tháng 6 sẽ không thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa Nga và EU, nhưng sẽ tạo cơ hội cho các chính trị gia làm việc vì lợi ích của đất nước thay vì tập trung đến quá nhiều vấn đề khác bên ngoài.

Kênh Funan Techo nối sông Mê Kông với biển được chính phủ Campuchia khởi xướng từ năm 2022, dự kiến khởi công cuối năm 2024 và hoàn thành trong bốn năm, với tổng kinh phí đầu tư 1,7 tỷ USD.

Nhiệt độ ở các nước như Ấn Độ hay Pakistan lên tới hơn 52 độ C đã kéo theo nguy cơ về sức khỏe, làm nước sông cạn kiệt, nhu cầu về nước sinh hoạt tăng vọt dẫn tới khủng hoảng nước nghiêm trọng. Trong khi đó quốc đảo Srilanka lại phải đối mặt với lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Tổng thống Mỹ Joe Biden mới công bố kế hoạch hòa bình cho Gaza theo 3 giai đoạn. Một quan chức Israel xác nhận nước này chấp nhận kế hoạch về Gaza mà Mỹ công bố, trong khi Hamas tuyên bố sẽ xem xét đề xuất này một cách tích cực. Nếu được cả Israel và Hamas đồng ý, đề xuất này có thể mở ra lối thoát cho cục diện bế tắc 8 tháng qua tại Dải Gaza.

Giá nhà ở trong tháng 4 giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn 9 năm qua, khiến chính phủ Trung Quốc phải liên tục đưa ra nhiều biện pháp kích thích, bao gồm gói hỗ trợ đầy tham vọng trị giá hơn 42 tỷ USD.

Ngày nay, sự phát triển các dòng xe ô tô điện đang trở thành một xu hướng mang tính đột phá trong ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu khi sở hữu các ưu điểm vượt trội về bảo vệ môi trường, tận dụng năng lượng tái tạo.

Rất nhiều quốc gia đang tham gia vào thị trường vận tải hành khách cá nhân trên không. Kỷ nguyên của taxi bay đã tới.

Những bước tiến lớn nhất mà Nga đạt được kể từ cuối năm 2022 tại Kharkov đang khiến phương Tây tranh luận về việc Ukraine có được sử dụng vũ khí các nước viện trợ tấn công các mục tiêu quân sự bên trong nước Nga hay không, vì có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Ngày 30/5, Quốc hội Anh chính thức giải tán để chuẩn bị cho cuộc bầu cử ngày 4/7. Các chính đảng ở Anh sẽ có 6 tuần vận động tranh cử, với hàng loạt vấn đề trong chương trình nghị sự như tăng trưởng kinh tế, dịch vụ y tế quốc gia, nhập cư, quốc phòng và an ninh quốc gia.

Thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc được coi là vựa vải lớn nhất Trung Quốc và cũng là lớn nhất thế giới với sản lượng đạt 620.000 tấn, chiếm 1/5 sản lượng thế giới.

Phát minh thìa muối điện của các nhà khoa học Nhật Bản giúp người ăn mặn có thể giảm lượng muối: Thành lập trung tâm nghệ thuật dành riêng cho những người mắc bệnh tâm thần; Cuộc thi ngủ tại đất nước có chất lượng ngủ thấp nhất các nước có thu nhập cao... là những sáng kiến góp phần nâng cao ý thức giảm thiểu bệnh tật cho hàng triệu người trên thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc diễn ra tại Seoul trong hai ngày 26 - 27/5 được kỳ vọng sẽ là cơ hội để đưa hợp tác ba bên vốn bị ngưng trệ trong hơn 4 năm qua quay trở lại đúng hướng.

Tránh lãng phí thực phẩm, tái sử dụng đồ vật, thay đổi phương thức di chuyển, giảm khí thải carbon và sống dung hòa với thiên nhiên là cách để mỗi người có thể sống xanh hơn.

Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) lần thứ hai diễn ra ngày 21-22/5 tại Seoul đã thông qua tuyên bố về việc thúc đẩy AI an toàn, sáng tạo và toàn diện, nhằm giải quyết các thách thức và cơ hội liên quan đến công nghệ đang phát triển nhanh chóng này.

Các nước châu Âu liên tục chứng kiến hàng loạt các vụ tấn công nhằm vào các chính trị gia, từ vụ ám sát thủ tướng Slovakia Robert Fico gây rúng động khắp châu lục, cho đến các vụ bạo lực nhắm vào các nghị sỹ ở Đức, Tây Ban Nha và Ireland.

Tây Ban Nha, Na Uy và Ireland hôm 22/5 đã đồng thời thông báo kế hoạch chính thức công nhận nhà nước Palestine độc lập. Đây được coi là bước đi lịch sử trong nỗ lực thúc đẩy mô hình hai nhà nước, trong đó Israel và Palestine cùng tồn tại hòa bình.

Tổng thống Volodymyr Zelensky chính thức kết thúc nhiệm kỳ 5 năm hôm 20/5. Việc Ukraine không tổ chức bầu cử đang làm dấy lên tranh cãi về tính hợp pháp của Tổng thống.

Những ngày qua, tại các phòng xử án, ông Trump đã giành được những chiến thắng pháp lý quan trọng. Hầu hết các phiên tòa hình sự đang chờ xử lý chống lại ông được hoãn và sẽ diễn ra sau cuộc bầu cử tháng 11 tới. Đó là một thắng lợi lớn đối với ông Trump, bởi sau cuộc bầu cử, có nhiều khả năng ông sẽ chiến thắng và sẽ thay đổi tình hình có lợi cho mình.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, Bộ trưởng Ngoại giao cùng một số quan chức cao cấp khác của chính phủ đã không còn dấu hiệu sống sót, khi chiếc trực thăng chở tổng thống và đoàn gặp tai nạn tại tỉnh Đông Azerbaijan, nằm ở phía Tây Bắc Iran. Lãnh tụ Khamenei khẳng định vụ tai nạn sẽ không làm gián đoạn hoạt động của đất nước. Iran chắc chắn vượt qua được mất mát to lớn này và sẽ tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình.

Hàng loạt các công ty lớn trong các ngành công nghệ, truyền thông, tài chính và bán lẻ đã tuyên bố cắt giảm nhiều vị trí nhân sự trong năm 2024. Ai cũng mong muốn có một công việc thuận lợi và được hạnh phúc với công việc của mình, nhưng rõ ràng ngày càng có rất nhiều thách thức đang tác động tới người lao động toàn cầu từ trí tuệ nhân tạo AI cho đến biến đổi khí hậu.

Thị trường tài chính thế giới đang đối diện với một kịch bản về đồng đô la Mỹ mạnh cho năm 2024. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ trong năm 2024 sẽ tăng trưởng với tốc độ gấp đôi so với nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7), góp phần hỗ trợ cho giá cổ phiếu và lợi suất trái phiếu ở Mỹ, từ đó càng làm gia tăng sức hấp dẫn cho đồng đô la Mỹ. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang hiện nay, đồng bạc xanh được dự báo sẽ càng hấp dẫn hơn nhờ vai trò kênh trú ẩn an toàn.

Ứớc tính 66% khả năng rằng 2024 sẽ là năm nóng kỷ lục và 99% khả năng đây sẽ là năm nóng thứ 2 liên tiếp sau năm 2023. Theo thống kê hiện nay, nhiệt độ sẽ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nhà khoa học khẳng định thời tiết như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta sẽ phải tìm cách dần dần thích nghi và chấp nhận sống chung với những hình thái thời tiết khắc nghiệt như vậy, chừng nào con người chưa chấm dứt những hành động làm gia tăng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sáng 16/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới Bắc Kinh, Trung Quốc, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ thứ 5. Việc Tổng thống Putin chọn Trung Quốc cho chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống mới cho thấy mức độ quan hệ đối tác chiến lược chưa từng có giữa Moscow và Bắc Kinh.

Trong khi giữ lại hầu hết các vị trí bộ trưởng quan trọng, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã đề cử Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belusov làm Bộ trưởng Quốc phòng mới, thay cho ông Sergei Shoigu. Đây là cuộc cải tổ lớn nhất trong bộ máy lãnh đạo quân sự Nga kể từ khi xung đột tại Ukraine bùng phát đầu năm 2022, đồng thời chấm dứt thời kỳ lãnh đạo quân đội của tướng Shoigu, người đã giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng suốt 12 năm qua, lâu nhất lịch sử Liên bang Nga.

Trong bối cảnh máy bay không người lái (UAV) xuất hiện với tần suất ngày càng phổ biến trên chiến trường, nhiều quốc gia đã đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí chuyên dụng để khắc chế UAV và hệ thống Leonidas của Mỹ là một trong số đó. Hệ thống này tạo ra một chùm vi sóng cực mạnh tấn công các hệ thống điện tử của UAV. Leonidas được xem là khắc tinh của UAV, bởi hệ thống này có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn các đợt tấn công quy mô lớn của các UAV cỡ nhỏ.

Việc Israel mở rộng tấn công vào thành phố đông dân Rafah bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, trong đó có đồng minh thân cận Mỹ, được cảnh báo sẽ làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng tại Gaza, đẩy Israel vào thế bị cô lập trên chính trường quốc tế. Ai Cập cùng với Nam Phi đã kiện Isarel tên Toà án công lý quốc tế, yêu cầu Israel chấm dứt hoạt động quân sự nhằm vào Rafah.

Di cư hiện đang là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia và khu vực. Trong khi những người di cư mong muốn thoát khỏi tình trạng bạo lực, xung đột gia tăng, bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế, bệnh tật thì các quốc gia tiếp nhận người tị nạn đang phải đối mặt với tình trạng quá tải, ùn ứ người ở khu vực biên giới.