Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến thực hiện Đề án 06

Thủ tướng nêu rõ trong quá trình triển khai Đề án 06, chúng ta đã nhận diện nhiều khó khăn, thách thức và "điểm nghẽn" cần phải tập trung tháo gỡ ngay, liên quan đến pháp lý, hạ tầng công nghệ, dữ liệu, an ninh, an toàn, nguồn nhân lực...

Sáng 10/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 1 năm tháo gỡ "điểm nghẽn' trong triển khai Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế.

Cùng dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trần Lưu Quang; các thành viên Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ... Hội nghị được kết nối trực tuyến tới trụ sở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và trụ sở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Toàn cảnh Hội nghị sơ kết 1 năm tháo gỡ "điểm nghẽn' trong triển khai Đề án 06

Uỷ viên TW Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Phó chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải, dự tại điểm cầu Hà Nội.

Toàn cảnh điểm cầu Hà Nội

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá việc triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 là một trong những "điểm sáng" của chuyển đổi số ở nước ta trong thời gian qua, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, các thành viên Tổ công tác, các bộ, ngành, địa phương triển khai tương đối đồng bộ, tích cực, hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị

Việc triển khai Đề án 06 đã mang lại những kết quả cụ thể, thiết thực trong công tác quản lý, điều hành của các cấp, ngành, địa phương và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.

Đề án 06 đã đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, đổi mới phương thức quản trị quốc gia bằng kỹ thuật số, góp phần đẩy mạnh phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số.

Bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được của Đề án 06, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, tự mãn, "ngủ quên trong chiến thắng".

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an trình bày Báo cáo kết quả 01 năm triển khai Đề án 06

Cách đây 01 năm, trong quá trình triển khai Đề án 06, chúng ta đã nhận diện nhiều khó khăn, thách thức và "điểm nghẽn" cần phải tập trung tháo gỡ ngay, liên quan đến pháp lý, hạ tầng công nghệ, dữ liệu, an ninh, an toàn, nguồn nhân lực...

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ (tại văn bản số 452/TTg-KSTT ngày 23/5/2023). Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị yêu cầu thực hiện đồng bộ dữ liệu dân cư với dữ liệu thuế, ngân hàng, viễn thông... để định danh, xác thực cá nhân, tổ chức trên môi trường điện tử; phòng ngừa hành vi gian lận, trốn thuế trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh xuyên biên giới (Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023).

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Phó chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải, dự tại điểm cầu Hà Nội

Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát biểu ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào các vấn đề:

Thứ nhất, đánh giá một cách thẳng thắn, khách quan, có số liệu minh chứng cụ thể về kết quả thực hiện nhiệm vụ được đề ra tại Văn bản số 452 và Chỉ thị số 18 với tinh thần khách quan, trung thực, "không tô hồng, không bôi đen";

Nêu bật những việc đã làm được, những tồn tại, hạn chế, yếu kém, vướng mắc; đặc biệt cần phát hiện được nguyên nhân, phân tích rõ các bất cập thì mới xây dựng được giải pháp để hóa giải khó khăn, thách thức, bất cập, từ đó chuyển đổi trạng thái nhanh (như về thể chế, chính sách, đầu tư phát triển hạ tầng số, xây dựng nền tảng số, phát triển nhân lực số, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin...).

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị

Thứ hai, chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, cách làm sáng tạo của các cấp, ngành và địa phương trong triển khai Đề án 06 và Chỉ thị số 18 (như phát triển hạ tầng số; cung cấp dịch vụ công trực tuyến;

Phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành; kết nối chia sẻ thông tin, liên thông các hệ thống thông tin hình thành dữ liệu lớn, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử...).

Thứ ba, chỉ ra bài học kinh nghiệm, xác định rõ các quan điểm, phương hướng và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong ngắn hạn và dài hạn; tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chỉ đạo mới, bài bản và hiệu quả, bền vững hơn nữa.

Trình bày Báo cáo kết quả 01 năm triển khai Công văn số 452/TTg-KSTT, ngày 23/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết các "điểm nghẽn" về Đề án 06.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an nêu rõ; Đối với 23 nhiệm vụ chỉ đạo tại Công văn 452, các bộ ngành đã hoàn thành 01/8 nhiệm vụ chung và 11/15 nhiệm vụ cụ thể, nổi bật là: đã đơn giản hóa 763/1.084 thủ tục hành chính được giao tại 19 Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ (đạt 70%), trong đó, có 07/19 bộ, ngành đã thực hiện 100% phương án đơn giản hóa.

Tỷ lệ công bố thủ tục hành chính đúng hạn đạt cao nhất tại các bộ ngành đạt 14,28%; tỷ lệ đồng bộ công bố, công khai quá trình giải quyết thủ tục hành chính đạt 66%.

Tại địa phương, tỷ lệ công bố thủ tục hành chính đúng hạn đạt 75%, tỷ lệ đồng bộ công khai quá trình giải quyết thủ tục hành chính đạt 43,25%. 62/63 địa phương ban hành Nghị quyết của HĐND miễn giảm phí, lệ phí;

Trong đó, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-HĐND, ngày 04/7/2023 quy định mức thu bằng ‘‘không’’ đến hết 31/12/2025 đối với 82 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.

Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại các bộ, ngành đạt 25,66%, của địa phương đạt 29,74%; Tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng tại các bộ, ngành đạt 25,68%, địa phương đạt 34,85%.

Đến nay, đã có 18 bộ, ngành, 01 doanh nghiệp nhà nước, 03 doanh nghiệp viễn thông và 63/63 địa phương đã hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, tỷ lệ tra cứu, xác thực, khai thác thông tin dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính ngày càng tăng.

Với mục tiêu xuyên suốt là đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhanh chóng, thuận tiện, công khai, minh bạch; hình thành hệ sinh thái công dân số và cung cấp nhiều tiện ích cho người dân;

Phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững;

Phòng chống tiêu cực, gian lận thương mại và thất thoát thuế, Hội nghị sẽ tập trung sơ kết 01 năm triển khai tháo gỡ các "điểm nghẽn" của Đề án 06 và thực hiện nhiệm vụ tại Chỉ thị số 18.

User
Ý KIẾN

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội kiến với Nhà vua Bỉ Philippe tại Nhà Quốc hội vào sáng 1/4.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe tại Trụ sở Chính phủ vào chiều 1/4.

Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị các doanh nghiệp Bỉ đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực Bỉ có thế mạnh như công nghệ cao, năng lượng tái tạo.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, con đường duy nhất đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Việt Nam và Vương Quốc Anh đã ký kết kế hoạch hành động chung nhằm đối phó với nạn mua bán người, thông qua việc ngăn chặn di cư qua những tuyến đường nguy hiểm, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Các vấn đề châu Âu và Hợp tác phát triển Bỉ Maxime Prevot nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực.

Chiều 31/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ: “90 năm Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng - giá trị lý luận và thực tiễn (1935-2025)” vào chiều 31/3.

Chiều 31/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV.

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ diễn ra trọng thể vào 8 giờ sáng 30/4 tại TP. HCM với hơn 13.000 người tham gia.

Lực lượng cứu hộ cứu nạn Việt Nam sau khi tiếp cận khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở thủ đô của Myanmar đã bắt đầu công tác cứu hộ với tinh thần nhanh nhất.

Bộ Nội vụ vừa chuyển Bộ Tư pháp thẩm định tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và sửa đổi các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác giáo dục, đào tạo Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển của mỗi quốc gia và quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước.

Các cơ quan cấp huyện được đề xuất chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động kể từ ngày 1/7, trừ một số trường hợp chuyển tiếp.

Đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam, gồm 106 người cùng hàng cứu trợ, đã hạ cánh xuống sân bay Yangon, Myanmar vào chiều 30/3.

Việt Nam cung cấp đồ cứu trợ và viện trợ 300.000 USD nhằm giúp Myanmar khắc phục hậu quả sau trận động đất 7,7 độ.

Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất tại Hà Nội, sáng 30/3.

Đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam, gồm 106 người cùng hàng cứu trợ, đã hạ cánh xuống sân bay Yangon, Myanmar vào chiều 30/3.

Hơn 5.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân trong toàn quân đội đang hăng say luyện tập, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước diễn ra vào 30/4 tại TP.HCM.

Hàng chục tiêm kích Su-30MK2, Yak-130, trực thăng liên tiếp xuất hiện trên bầu trời khu vực Dinh Độc Lập, tạo nên hình ảnh đặc biệt để chuẩn bị cho màn trình diễn mừng 50 năm thống nhất đất nước.

Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar, diễn ra vào trưa 30/3.

Cả nước hiện vẫn còn khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, thuộc khoảng 20 nhóm vấn đề khác nhau, đòi hỏi giải pháp tháo gỡ hiệu quả.

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam gồm 80 cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã lên đường sang hỗ trợ nước bạn Myanmar ngày 30/3, nhằm khắc phục hậu quả vụ động đất.

Được sự đồng ý của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an Việt Nam đã cử đội cứu nạn cứu hộ lên đường thực hiện nhiệm vụ tại Myanmar để giúp nước bạn khắc phục hậu quả sau thảm họa động đất.

Chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư các dự án đường sắt và phát triển ngành công nghiệp đường sắt.

Theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn vào sáng 30/3, theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan.

Bệnh viện Quân y 103 sáng 30/3 đã giao nhiệm vụ cho 16 đồng chí cán bộ, y bác sĩ tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar sau thảm họa động đất ngày 28/3.

Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật đã khẩn trương triển khai lực lượng quân y gồm 30 y, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên phục vụ, bảo đảm tham gia thực hiện nhiệm vụ cứu trợ tại Myanmar.

80 quân nhân Việt Nam gồm các lực lượng cứu hộ, quân y, thông tin tuyên truyền đã nhận nhiệm vụ sang Myanmar hỗ trợ cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất.

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ sáng 30/4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Bộ đội Biên phòng tổ chức lễ xuất quân tham gia hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar sáng 30/3. Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng; cung ứng đủ nguyên vật liệu để hoàn thành mục tiêu cả nước có trên 3.000 km cao tốc vào năm 2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính - đó là cơ hội lịch sử để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế.

Xây dựng Đà Nẵng - Quảng Nam mới phải trở thành một cực tăng trưởng của Việt Nam, có năng lực cạnh tranh cao của khu vực châu Á - Thái Bình Dương - là gợi ý của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chiều 29/3.

Bộ Công an Việt Nam đã cử Đội cứu nạn cứu hộ lên đường thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất, dự kiến có mặt tại Myanmar vào tối 30/3.

Tiếp ông Francisco Gomes Neto, Chủ tịch Tập đoàn Hàng không vũ trụ Embraer của Brazil vào chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Embraer hợp tác với các đối tác Việt Nam giúp phát triển ngành công nghiệp hàng không.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu tổ chức lực lượng, sau khi được sự đồng ý của Trung ương, sẽ sẵn sàng sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả thảm họa động đất.

Đội công binh của Lữ đoàn 229, Binh chủng Công binh và Trường Trung cấp 24 Biên phòng, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng tới Myanmar để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn sập đổ công trình do động đất.

Tổng Bí thư yêu cầu Đà Nẵng phải trở thành trung tâm giao thương quốc tế, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, du khách, là nơi hội tụ của những nhân tài, những ý tưởng sáng tạo.

Tổng thống Brazil Lula da Silva sáng 29/3 đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, hợp tác giữa Việt Nam và Brazil là không có giới hạn, không có cản trở; Việt Nam cam kết “3 bảo đảm”, “3 cùng” với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư Brazil.

Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng và 50 năm Ngày Giải phóng thành phố vào sáng 29/3.

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4/2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu 13 tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên, trong chiều 28/3 tại thành phố Đà Nẵng.

Mối nguy lớn nhất của kinh tế thị trường Việt Nam không phải là sự lấn át của doanh nghiệp nhà nước, mà chính là sự trỗi dậy của một nền kinh tế tư nhân dựa trên “doanh nghiệp sân sau”.