Tiệm áo dài truyền thống làm say lòng bao thế hệ | HANOI Review | 27/07/2024

Nếu muốn may một chiếc áo dài truyền thống theo hơi hướng xưa cũ, mang đậm bản sắc của Hà Nội thuở trước kia, thì hãy cùng Hà Nội Review khám phá những tiệm may áo dài có tuổi nghề trăm năm trên phố cổ Hà Nội.

User
Ý KIẾN

Không biết tự bao giờ, trong những ngày đầu xuân, mứt được coi là một trong những món ăn không thể thiếu, góp phần làm nên hương vị Tết. Đây không chỉ là món ăn thơm ngon, hấp dẫn, việc thưởng thức các món mứt đã trở thành một nét ẩm thực trong phong tục Tết của người Việt.

Nằm ngay giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, ngõ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) dài vỏn vẹn 200m nhưng lại là khu ẩm thực hấp dẫn. Tại đây, thực khách có thể dễ dàng tìm thấy những món ăn độc đáo như bánh tôm giòn tan, bún ốc thơm lừng, chè mát lạnh hay nộm bò khô... Mỗi góc ngõ đều chứa đựng một thế giới ẩm thực phong phú, khiến bất kỳ ai ghé qua đều khó lòng bỏ lỡ.

Tại Thủ đô Hà Nội có một làng nghề vang danh suốt trăm năm, nổi tiếng bởi kỹ thuật may comple và veston cao cấp, mang đậm phong cách riêng. Đó chính là làng nghề may xã Vân Từ, thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Có một lĩnh vực nghệ thuật vô cùng mới mẻ, độc đáo và không ít thử thách mang tên điêu khắc len. Từ những sợi len mềm mại, anh Nguyễn Xuân Bảo (nghệ danh Thế Võ) đã sáng tạo nên những tác phẩm ấn tượng, khẳng định tài năng của thế hệ trẻ trong sáng tạo nghệ thuật.

Những cây cỏ tế rừng, qua bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân làng Phú Túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, đã biến thành những sản phẩm độc đáo. Mỗi sản phẩm mang một câu chuyện riêng, một dấu ấn riêng của tâm hồn người thợ, là những tác phẩm nghệ thuật, mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Những năm gần đây, đến những không gian nghệ thuật đương đại để tìm hiểu về văn hóa Hà thành đã trở thành xu hướng được nhiều người dân và du khách lựa chọn. Qua những không gian sắp đặt đầy tinh tế, người yêu nghệ thuật không chỉ cảm nhận được hơi thở thời đại mà còn hiểu sâu sắc hơn về giá trị tinh thần và lịch sử của Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Trong thế giới nghệ thuật điêu khắc, chúng ta đã quen thuộc với những tác phẩm như tượng đá, tượng gỗ, tranh điêu khắc,... mỗi loại nghệ thuật đều có những đặc điểm riêng, thể hiện sự sáng tạo và tay nghề của người nghệ nhân. Trong số này, Hanoi Review sẽ cùng quý vị khám phá một nghệ thuật điêu khắc cũng đặc biệt không kém, đó là điêu khắc trên vỏ trứng.

Nhắc đến bánh tẻ, những người yêu ẩm thực đều biết đến bánh tẻ Phú Nhi (Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội) nổi tiếng thơm ngon, đậm vị. ​​Từ bao đời nay, người làng Phú Nhi vẫn giữ phong tục dùng món bánh dân dã này làm quà biếu người thân, người xa xứ như lời nhắn nhủ luôn nhớ về cội nguồn, về hương vị truyền thống xứ Đoài quê hương.

Vịt cỏ Vân Đình là giống vịt bản địa được nuôi thả tự nhiên trên các đồng cỏ của thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Sở hữu chất thịt mỏng cùng hương vị thơm ngon, vịt cỏ Vân Đình từ bao năm qua vẫn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn mà theo người dân địa phương là không nơi nào có thể ngon hơn. Hãy cùng Hà Nội Review tìm hiểu thêm về món ăn dân dã này.

Bằng niềm đam mê bất tận với vẻ đẹp của những loài hoa, anh Hoàng Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã sáng tạo ra những tác phẩm hoa đầy nghệ thuật, mang đầy sự sang trọng và quý phái.

Trong khi các loại kẹo công nghiệp tràn ngập thị trường với đủ loại hương vị, màu sắc, thì có một nơi ở Thủ đô sầm uất vẫn giữ lửa nghề làm kẹo truyền thống, mang đậm hương vị quê hương Việt Nam. Đó chính là làng nghề Cổ Hoàng, thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Trong số Hanoi Review hôm nay, xin mời quý vị cùng theo dõi hành trình khám phá làm bánh kẹo truyền thống tại ngôi làng này.

Trên tầng thượng của một tòa nhà tại đường Giải Phóng (Hà Nội), trong không gian giếng trời rộng 75m² được trang trí bởi ba tấn sách. Không gian sách được thiết kế độc đáo, với những kệ sách cao đến trần, chứa hàng nghìn cuốn sách. Từ những cuốn sách kinh điển đến những tác phẩm hiện đại độc giả có thể dễ dàng tìm thấy ở đây.

Ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, thú chơi rêu không phải là mới, nhưng trong những năm gần đây, nó ngày càng được nhiều người quan tâm và phát triển với những hình thức mới mẻ, sáng tạo như tranh rêu nghệ thuật, bể thủy sinh rêu, tiểu cảnh rêu và terrarium. Tại Hà Đông, Hà Nội, có một bạn trẻ gen Z kiếm tiền triệu nhờ ý tưởng đưa cả cánh rừng rêu vào chậu kính.

Đèn giấy Dó được làm từ chất liệu giấy Dó truyền thống - một nguyên liệu tự nhiên, mộc mạc có nguồn gốc từ làng Yên Thái, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Mỗi chiếc đèn là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng tâm huyết và sự khéo léo của những người thợ thủ công giàu kinh nghiệm. Xin mời quý vị cùng tìm hiểu quy trình chế tác những chiếc đèn giấy dó độc bản, một món quà ý nghĩa từ đôi bàn tay của những người thợ Thủ đô.

Giữa tiết trời đông lạnh, những món ăn bình dị của Hà Nội như cháo trai, chè trôi tàu nóng, chè sắn nóng hay ngô nướng luôn khiến nhiều người say mê. Hãy cùng Hanoi Review thưởng thức những món ăn ấm nóng để cảm nhận trọn vẹn mùa đông.

Một làng quê cổ kính thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã gìn giữ và phát triển một loại hình nghệ thuật rối rất đặc biệt: đó chính là rối cạn. Đây chính là nơi có phường rối cạn duy nhất của Hà Nội. Xin mời quý vị khán giả cùng Hanoi Review tìm hiểu về rối cạn Tế Tiêu nhé!

Mùa Noel năm nay, ngoài những sản phẩm trang trí đặc trưng như cây thông, ông già Noel, vòng nguyệt quế, “trend” trang trí túi mù Baby Three, Labubu đang khuynh đảo đời sống giải trí giới trẻ cũng đã có mặt tại phố Hàng Mã. Đây chắc chắn sẽ là địa chỉ đáng để trải nghiệm trong dịp Giáng sinh của bất kỳ ai.

Với 8 chủ đề độc đáo, mỗi phòng tại triển lãm ánh sáng giữa Thủ đô - điểm đến “hot hit” cho giới trẻ, sẽ mang đến trải nghiệm đa giác quan và ánh sáng kỳ diệu vô cùng ấn tượng cho khách tham quan.

Với thông điệp “Hòa bình – Hữu nghị - Hợp tác – Cùng phát triển”, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có quy mô trưng bày khoảng 35000 m2. Quý vị khán giả sẽ được tận mắt khám phá những trang thiết bị và công nghệ quốc phòng của gần 30 quốc gia trên thế giới. Hãy cùng Hanoi Review khám phá toàn cảnh triển lãm trong chương trình hôm nay.

Hơn một năm kể từ khi ra mắt những sản phẩm đầu tiên, bộ sản phẩm chế biến TH True FOOD dần trở nên thân thuộc và không thể thiếu trong mỗi căn bếp Việt. Trong số phát sóng ngày hôm nay, hãy cùng Hanoi Review khám phá dây chuyền sản xuất hiện đại của nhà máy TH True FOOD.

Được coi là cái nôi của sơn mài Việt Nam, làng nghề sơn mài Bối Khê nổi bật với kỹ thuật khảm trai tinh xảo, tạo nên những sản phẩm độc đáo. Trong số Hanoi Review hôm nay, xin mời quý vị khám phá làng nghề sơn mài độc đáo này.

Nem Phùng phổ biến với người Hà thành tới mức nhiều loại nem có hình thức tương tự đều được gọi là nem Phùng. Hãy cùng Hà Nội Review tìm hiểu quy trình tạo nên món ăn mang tính biểu tượng của người dân thị trấn Phùng.

Xu hướng sống xanh đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điển hình cho lối sống xanh này là những quán cà phê tái chế ngay giữa Thủ đô. Những quán cà phê này được dựng nên từ những đồ đạc bỏ đi, tận dụng mọi đồ vật, giảm thiểu rác thải nhựa.

Tại làng nghề truyền thống giày da thôn Thần, xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, các nghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm giày dép da thoáng mát, tính thẩm mỹ và độ bền cao. Xin mời quý vị khán giả cùng Hanoi Review đi tìm hiểu và khám phá quy trình làm ra một sản phẩm giày dép da tại nơi đây.

Bắn súng vừa là một môn thể thao, một hoạt động giải trí, lại là một kỹ năng tự vệ, đã phổ biến trên thế giới từ lâu, nhưng còn khá xa lạ với người Việt. Hãy cùng Hanoi Review thử trở thành xạ thủ tại trung tâm bắn súng thể thao lần đầu tiên tại Thủ đô!

Ít ai biết áo dài ngũ thân kể từ thời vua Minh Mạng đã được coi như bộ Quốc phục, tồn tại và phát triển cùng các loại trang phục của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, áo dài ngũ thân vẫn mang đậm giá trị thẩm mỹ và bản sắc văn hoá Việt. Hãy cùng Hà Nội Review hoà vào Không gian Văn hoá Đình làng Việt - nơi lưu giữ loại trang phục truyền thống này.

Chợ Mơ là một trong những khu chợ truyền thống lâu đời và nổi tiếng của Hà Nội. Dù được "đưa xuống lòng đất" từ năm 2014, khu chợ trăm tuổi này vẫn là địa điểm thu hút rất nhiều người dân, nhân viên văn phòng, người lao động trong khu vực với nhiều món ăn đa dạng, hấp dẫn.

Giữa lòng Hà Nội cổ kính, bún riêu từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân Thủ đô. Không chỉ đơn thuần là món ăn, bún riêu còn là thú vui, là cách người Hà Nội tìm về sự thanh tao và nhẹ nhàng giữa nhịp sống hối hả.

Chùa Bối Khê không chỉ được biết đến với kiến trúc độc đáo mà còn nổi tiếng là ngôi cổ tự có lịch sử lâu đời, được xem là di sản tôn giáo, kiến trúc và nghệ thuật tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Không những vậy, Chùa Bối Khê còn là ngôi già lam duy nhất có hệ thống địa đạo từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp còn tồn tại đến nay.

Tại làng rèn truyền thống Vũ Ngoại thuộc xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, lửa và sắt hòa quyện, tạo nên những sản phẩm rèn bền bỉ theo thời gian, mang đậm dấu ấn của một làng nghề truyền thống.

Những quán cafe nép mình giữa đỉnh đồi Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, có lối thiết kế mở gần gũi với thiên nhiên, rất thơ mộng mỗi chiều hoàng hôn buông xuống. Mời quý vị cùng Hanoi Review đi khám phá và trải nghiệm xem các quán cafe ở trên đồi có gì đặc biệt?

Làng Bặt Bún với nghề làm bún truyền thống đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh văn hóa ẩm thực của vùng đất Ứng Hòa, Hà Nội. Hanoi Review sẽ dẫn quý vị đi khám phá và trải nghiệm quy trình làm bún độc đáo của nơi đây!

Lược sừng Thụy Ứng được chế tác từ sừng tự nhiên, mỗi chiếc lược là một tác phẩm nghệ thuật mang tính truyền thống nhưng không kém phần hiện đại.

Bên cạnh những dòng tranh truyền thống, hội họa Việt Nam ngày nay còn phát triển mạnh mẽ với những phong cách hiện đại, đầy sáng tạo. Tại Hà Nội, có một người phụ nữ đã tiên phong mang nghệ thuật vẽ điêu khắc tranh 3D, dòng tranh "đánh lừa thị giác" đầy mê hoặc từ Nga về với Thủ đô.

Trải qua hàng trăm năm, người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì (Hà Nội) vẫn giữ được nghề làm thuốc Nam bí truyền, đóng góp chung vào di sản văn hóa của Thủ đô. Những giá trị tốt đẹp này không chỉ lan toả trong cộng đồng mà đã vượt ra khỏi ranh giới làng.

Từ đôi bàn tay tài hoa của chị Nguyễn Thị Kim Hồng (Hoàng Mai, Hà Nội), những mảnh giấy vụn tưởng chừng bỏ đi đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật sống động, khiến bất kỳ ai cũng phải trầm trồ ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Nhắc đến ẩm thực Hà thành, bên cạnh phở hay bún thì xôi cũng là món ăn được lòng nhiều thực khách. Xôi Hà Nội khiến người ta phải nhớ bởi sự đa dạng và phong phú. Hãy cùng Hà Nội Review khám phá hương vị và sự độc đáo của ba món xôi: xôi má đào, xôi cá rô đồng và xôi chim - những món xôi “lạ” mà làm nên nét riêng cho ẩm thực Hà thành vào những ngày đông se lạnh.

Các món ăn về hến dường như là đặc sản vốn gắn liền với xứ Huế. Nhưng ngay tại Hà Nội cũng có một phiên bản bún hến không kém cạnh tại thị trấn Phú Xuyên, món ăn mà người dân địa phương vẫn luôn tự hào. Với số lượng bán một ngày gần một tạ hến, hai tạ bún, món ăn này sẽ làm hài lòng nhiều thực khách khi ghé tới.

Từ những mảnh gỗ lớn và tận dụng gỗ vụn từ xưởng, một người phụ nữ đã mày mò làm ra các đồ chơi, đồ trang trí bắt mắt, lấy ý tưởng từ ngày lễ trong năm hoặc nhận đặt hàng theo yêu cầu của khách. Đến nay, mỗi tháng xưởng sản xuất ra khoảng từ 40-50 nghìn sản phẩm, tiêu thụ cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Chợ đồ cũ Vạn Phúc từ lâu đã nổi tiếng là nơi tập trung của vô vàn những món đồ cũ, nơi lưu giữ biết bao câu chuyện của thời gian. Chợ đồ cũ Vạn Phúc còn là nơi những món đồ cổ quý hiếm như đồng hồ quả lắc, tranh cổ, đồ gốm sứ, hay là cả những món tưởng chừng như bỏ đi... tìm thấy chốn quay về một vòng tái sinh.

Đến với một trong những nông trại đầu tiên tại Việt Nam kết hợp nông nghiệp với giáo dục thực nghiệm, du khách không chỉ được tham quan, vui chơi giải trí mà còn có thể có nhiều kiến thức thực tế từ các hoạt động trải nghiệm.

Từ những cây tre quen thuộc, anh Trần Xuân Hiến (Trương Định, Hà Nội) đã chế tác những sản phẩm vượt ra khỏi lối mòn truyền thống, đưa chất liệu tre lên tầm cao mới, góp phần khẳng định vị thế sản phẩm thủ công của người Việt với bạn bè quốc tế.

Từ những vỏ trai, vỏ ốc tưởng chừng như bỏ đi, qua bàn tay tài hoa của người nghệ nhân đã hóa thành những bức tranh sống động, những họa tiết trang trí lộng lẫy, mang đậm hồn cốt văn hóa Việt. Trong số Hanoi Review ngày hôm nay, xin mời quý vị cùng đi tìm hiểu và khám phá về nghệ thuật khảm trai tại làng nghề Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên) - nơi gìn giữ và phát huy tinh hoa nghề khảm trai Việt.

Điều làm nên sự khác biệt của bệnh viện đồ da không chỉ là tay nghề khéo léo, mà còn là những câu chuyện cảm động về sự vượt khó và nghị lực của những người thợ. Họ đã biến những vết thương lòng thành động lực để vươn lên, để tạo ra những giá trị đích thực cho xã hội.

Nắm bắt được nhu cầu về cây xanh của thị trường, một chàng trai trẻ quyết định khởi nghiệp với nghề nhân giống kiểng lá. Số HANOI Review hôm nay sẽ bật mí bí quyết kiếm tiền tỷ từ kiểng lá và cách anh đưa thương hiệu cây cảnh Việt Nam vươn tầm ra thế giới.

Từ những hạt gạo quen thuộc, chị Nguyễn Thị Vân (Sóc Sơn, Hà Nội) đã sáng tạo tạo nên các tác phẩm tranh gạo mang đậm bản sắc Việt.