Việt Nam định hướng tầm nhìn toàn cầu

Trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos năm 2024, chiều 16/01 (giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu với vai trò diễn giả chính tại Phiên Đối thoại chính sách “Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu”

Phiên đối thoại chính sách của Thủ tướng Chính phủ được WEF đề xuất, xác định là một phiên điểm nhấn tại Hội nghị. Phiên đối thoại diễn ra vào thời điểm then chốt, giúp thúc đẩy quan hệ với các đối tác và chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, là điểm đến đầu tư hấp dẫn, là thành viên trách nhiệm và là hình mẫu trong nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của cộng đồng quốc tế.

Phát biểu tại Phiên đối thoại, Thủ tướng khẳng định một số định hướng, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; nêu bật những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong chặng đường gần 40 năm đổi mới và 05 bài học kinh nghiệm lớn.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng chia sẻ hai gợi ý cho các quốc gia. Thứ nhất, xác định nguồn lực bắt đầu từ tư duy, động lực bắt đầu từ sự đổi mới và sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân. Thủ tướng đề cao vai trò của đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương trong giải quyết các vấn đề toàn cầu. Thứ hai, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất, là động lực và mục tiêu của sự phát triển.

Trả lời câu hỏi của nhà bình luận Thomas Friedman về quan điểm của Việt Nam trong cân bằng quan hệ với các nước lớn, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, liên tục bị tác động bởi chiến tranh, bao vây, cấm vận. Tuy vậy, Việt Nam đã “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng đến tương lai” để biến thù thành bạn.

Thủ tướng khẳng định chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa qua thể hiện lòng tin chính trị vững vàng giữa Việt Nam và hai đối tác, thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng, đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh một số lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm chuyển đổi số, khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh… và xác định đây vừa là yêu cầu, xu thế khách quan và vừa là lựa chọn

Các thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhận được sự đánh giá rất cao của các đại biểu tham dự phiên đối thoại.

User
Ý KIẾN

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2790 ngày 3/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Dự kiến ngày 1/7, bộ máy chính quyền địa phương chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp, chỉ còn cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Cộng hòa Belarus Anatoly Sivak nhân dịp sang thăm và làm việc tại Việt Nam vào chiều ngày 2/4, tại trụ sở Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Armenia Mher Grigoryan thống nhất sẽ thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực tại buổi hội đàm vào chiều 2/4.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko ở Trụ sở Trung ương Đảng vào chiều 2/4.

Theo Thủ tướng, việc Hoa Kỳ áp thuế là chưa phù hợp với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước; mong muốn của người dân hai bên và những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tối 2/4 đã tiếp ông Bill Winters, Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered.

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone tại Vientiane, Lào.

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) mong muốn được Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng tạo điều kiện và có cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút và "giữ chân" nhân sự chất lượng cao.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 theo giờ địa phương, tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng BCĐ xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân chiều 2/4 đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo để rà soát tình hình thực hiện các nhiệm vụ; thảo luận, cho ý kiến xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan vào tối 1/4 giờ địa phương (rạng sáng 2/4 giờ Hà Nội).

Bộ Nội vụ cho biết 63 tỉnh, thành phố phải gửi đề án sắp xếp về Bộ này trước ngày 1/5.

Số xã, phường trên cả nước sẽ giảm từ 10.035 xuống còn khoảng 5.000, theo dự thảo Nghị quyết mới nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Bộ Nội vụ vừa đề xuất quy định sát hạch, sàng lọc cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng cán bộ cấp xã, trong bối cảnh sắp tới 85% nhiệm vụ cấp tỉnh sẽ được đưa về cấp xã.

Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã cùng Nhà vua Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde tham quan Hoàng thành Thăng Long vào sáng 1/4.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam tại Trụ sở Trung ương Đảng vào chiều 1/4.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội kiến với Nhà vua Bỉ Philippe tại Nhà Quốc hội vào sáng 1/4.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe tại Trụ sở Chính phủ vào chiều 1/4.

Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị các doanh nghiệp Bỉ đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực Bỉ có thế mạnh như công nghệ cao, năng lượng tái tạo.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, con đường duy nhất đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Việt Nam và Vương Quốc Anh đã ký kết kế hoạch hành động chung nhằm đối phó với nạn mua bán người, thông qua việc ngăn chặn di cư qua những tuyến đường nguy hiểm, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tái hòa nhập cộng đồng.

Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ đón trọng thể Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4 theo lời mời của Chủ tịch nước và Phu nhân.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Các vấn đề châu Âu và Hợp tác phát triển Bỉ Maxime Prevot nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực.

Chiều 31/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ: “90 năm Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng - giá trị lý luận và thực tiễn (1935-2025)” vào chiều 31/3.

Chiều 31/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV.

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ diễn ra trọng thể vào 8 giờ sáng 30/4 tại TP. HCM với hơn 13.000 người tham gia.

Lực lượng cứu hộ cứu nạn Việt Nam sau khi tiếp cận khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở thủ đô của Myanmar đã bắt đầu công tác cứu hộ với tinh thần nhanh nhất.

Bộ Nội vụ vừa chuyển Bộ Tư pháp thẩm định tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và sửa đổi các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác giáo dục, đào tạo Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển của mỗi quốc gia và quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước.

Các cơ quan cấp huyện được đề xuất chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động kể từ ngày 1/7, trừ một số trường hợp chuyển tiếp.

Đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam, gồm 106 người cùng hàng cứu trợ, đã hạ cánh xuống sân bay Yangon, Myanmar vào chiều 30/3.

Việt Nam cung cấp đồ cứu trợ và viện trợ 300.000 USD nhằm giúp Myanmar khắc phục hậu quả sau trận động đất 7,7 độ.

Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất tại Hà Nội, sáng 30/3.

Đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam, gồm 106 người cùng hàng cứu trợ, đã hạ cánh xuống sân bay Yangon, Myanmar vào chiều 30/3.

Hơn 5.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân trong toàn quân đội đang hăng say luyện tập, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước diễn ra vào 30/4 tại TP.HCM.

Hàng chục tiêm kích Su-30MK2, Yak-130, trực thăng liên tiếp xuất hiện trên bầu trời khu vực Dinh Độc Lập, tạo nên hình ảnh đặc biệt để chuẩn bị cho màn trình diễn mừng 50 năm thống nhất đất nước.

Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar, diễn ra vào trưa 30/3.

Cả nước hiện vẫn còn khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, thuộc khoảng 20 nhóm vấn đề khác nhau, đòi hỏi giải pháp tháo gỡ hiệu quả.

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam gồm 80 cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã lên đường sang hỗ trợ nước bạn Myanmar ngày 30/3, nhằm khắc phục hậu quả vụ động đất.

Được sự đồng ý của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Công an Việt Nam đã cử đội cứu nạn cứu hộ lên đường thực hiện nhiệm vụ tại Myanmar để giúp nước bạn khắc phục hậu quả sau thảm họa động đất.

Chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư các dự án đường sắt và phát triển ngành công nghiệp đường sắt.

Theo đề nghị của Malaysia, nước Chủ tịch ASEAN 2025, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã có cuộc họp khẩn vào sáng 30/3, theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả trận động đất tại Myanmar và Thái Lan.