Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Sáng nay 21/7, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão, sức gió tối đa 74 km/h (cấp 8), dự kiến ngày mai đi vào vịnh Bắc Bộ.

Trung tâm  Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 7h, bão trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa và đang theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10-15 km/h.

Đến 7h ngày mai, bão ở trên đảo Hải Nam (Trung Quốc), giữ nguyên sức gió 74 km/h, tốc độ 10-15 km/h, nhưng chệch sang hướng Tây Bắc.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão

Đến 7h ngày 23/7, bão vào vịnh Bắc Bộ, giảm còn cấp 6-7 và hướng đến tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực bắc và giữa Biển Đông (gồm quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía đông khu vực Quảng Trị - Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, sóng biển cao 4-5 m.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh ven biển Quảng Ninh - Bình Thuận theo dõi chặt chẽ diễn biến; kiểm đếm, thông báo tàu thuyền biết hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.

Đây là cơn bão thứ hai trên Biển Đông trong năm nay. Cơ quan khí tượng nhận định bão năm nay đến muộn, xuất hiện dồn dập vào tháng 9-11. Dự báo có 11-13 bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó 5-7 cơn ảnh hưởng đất liền Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 17/10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Bắc Từ Liêm về việc thực hiện Nghị quyết số 20 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.

Với tòa soạn hội tụ và hệ sinh thái số mới ra mắt, báo Kinh tế và Đô thị sẽ tối ưu hóa quy trình làm việc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả trong kỷ nguyên công nghệ hiện nay.

Tại Lễ phát động tháng cao điểm "Vì người nghèo và an sinh xã hội năm 2024" do UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức tối 16/10, Quỹ “Vì người nghèo” thành phố Hà Nội đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ gần 28 tỷ đồng.

Từ khi có các tuyến xe buýt ra các vùng xa ở ngoại thành, rất nhiều người đã từ bỏ mô tô, xe máy để chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng này. Cùng trải nghiệm xe buýt 52A lộ trình từ Công viên Thống Nhất đến Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định chấp thuận mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau với tổng kinh phí đầu tư 2.400 tỷ đồng, chủ sở hữu là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là nhà đầu tư.

Sau mười năm không thay đổi giá vé xe buýt, từ tháng 11 tới đây, vé xe buýt tại Hà Nội được điều chỉnh tăng để giảm bớt gánh nặng hỗ trợ từ ngân sách, tạo điều kiện đầu tư đổi mới phương tiện, chuyển đổi phương tiện năng lượng xanh.