Bảo đảm trật tự ATGT dịp Tết và Lễ hội Xuân 2023

Lực lượng Cảnh sát, công an, an ninh toàn quốc mở đợt cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Tết và lễ hội xuân 2023 bắt đầu từ ngày 15/11/2022 đến ngày 5/2/2023.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục CSGT vừa có kế hoạch chỉ đạo lực lượng CSGT toàn quốc mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội đầu xuân 2023.

Phòng chống ùn tắc cũng là nhiệm vụ hàng đầu của CSGT trong kế hoạch này. Ảnh CSGT

Mục tiêu của kế hoạch đặt ra nhằm bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy; kịp thời phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và tập trung xử lý từ gốc các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT), nhất là các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng; phòng ngừa, làm giảm ùn tắc giao thông; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông; ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép, phục vụ nhu cầu đi lại, vui chơi, lễ hội, vận tải hành khách, hàng hóa của Nhân dân trong dịp cuối năm, lễ Noel năm 2022, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội đầu xuân 2023.

Cụ thể, trên các tuyến giao thông đường bộ, lực lượng CSGT tiếp tục tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT theo các nhóm hành vi vi phạm về "cơi nới" thùng xe và chở hàng quá trọng tải, quá khổ giới hạn, nồng độ cồn, ma túy, chở quá khách, chạy quá tốc độ quy định... Sử dụng triệt để các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT, ùn tắc giao thông. 

Quá trình kiểm tra, xử lý phương tiện "cơi nới" thùng xe, lực lượng CSGT sẽ kiểm tra kỹ, phát hiện, xử lý các phương tiện lắp hệ thống thủy lực để nâng thành thùng nhằm mục đích chở quá tải và đối phó với lực lượng chức năng; các trường hợp có kích thước thùng xe ghi trong giấy Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không đúng với cơ sở dữ liệu đăng kiểm xe... Phối hợp với các lực lượng chức năng nắm tình hình, có phương án bảo đảm việc vận chuyển hành khách dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão, không để xảy ra tình trạng xe khách "nhồi nhét" khách.

Lực lượng CSGT sẽ phối hợp chặt chẽ với ngành đường sắt để đảm bảo tốt nhất cho nhu cầu đi lại của người dân được an toàn trong dịp Tết. Ảnh CSGT

Trên các tuyến giao thông đường sắt, lực lượng CSGT phối hợp với chính quyền, Công an các đơn vị, địa phương đấu tranh chống vận chuyển hàng cấm, chất cháy, nổ, vận chuyển hàng gian lận thương mại trên các tuyến đường sắt; phối hợp với ngành Đường sắt tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường sắt tại các đường ngang, lối đi tự mở, vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt...

Trên các tuyến giao thông đường thủy nội địa, lực lượng CSGT chia ra 02 giai đoạn. Giai đoạn trước Tết Nguyên đán sẽ tập trung vào các đối tượng vận tải hàng hóa, các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, hoạt động vận tải hành khách ngang sông, theo tuyến cố định ở các tuyến vận tải trọng điểm; các cảng, bến chưa được công bố hoặc chưa đủ điều kiện hoạt động... Các hành vi tập trung xử lý gồm: Chở hàng quá vạch dấu mớn nước an toàn, vi phạm điều kiện hoạt động của phương tiện; vi phạm các quy định về thuyền viên; người lái phương tiện; vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản; vi phạm về cảng, bến, quy định về vận tải hàng hóa, hành khách.

Giai đoạn trong và sau Tết Nguyên đán sẽ tập trung vào các đối tượng và địa bàn có hoạt động ngang sông, dọc sông, theo tuyến cố định, các hoạt động du lịch, lễ hội, vui chơi, giải trí trên đường thủy nội địa. Các hành vi tập trung xử lý gồm: Điều kiện an toàn của bến; điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện; chấp hành các quy định về vận tải của người tham gia giao thông.

Đối với vi phạm về chở quá vạch dấu mớn nước an toàn phải yêu cầu thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc hạ tải. Đối với phương tiện vi phạm quy định về hoán cải phải cưỡng chế tháo dỡ; tập hợp, lập danh sách kiến nghị thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện thực hiện không đúng các quy định trong giấy phép hoạt động. Kiên quyết đình chỉ các bến, phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn, đặc biệt là không thực hiện đúng quy định về cứu sinh, cứu đắm.

"Trong công tác tổ chức, chỉ huy điều khiển giao thông và phòng chống ùn tắc giao thông, lực lượng CSGT tổ chức tốt công tác nắm tình hình, kịp thời huy động lực lượng, phối hợp và bố trí lực lượng thường trực, ứng trực để giải quyết khi có dấu hiệu ùn tắc giao thông, phối hợp tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông thông suốt, tuyệt đối không để ùn tắc giao thông, nhất là trên các trục chính ra vào Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm; các địa điểm tổ chức lễ Noel, chợ hoa, chợ Tết, khu vui chơi, bắn pháo hoa, các lễ hội, các bến xe, bến tàu, nhà ga có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao", kế hoạch nêu.

Tổ chức đồng bộ, quyết liệt các kế hoạch, phương án, biện pháp công tác Công an nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn, thông suốt các hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi kiểm tra, thăm hỏi, chúc Tết tại các địa phương; các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm và đua xe trái phép lực lượng CSGT chủ động nắm chắc tình hình, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình hoạt động của các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trên tuyến giao thông. 

Thông qua hoạt động tuần tra kiểm soát và phối hợp với các đơn vị Công an, kịp thời phát hiện và bắt giữ các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường; các vụ buôn bán, tàng trữ, chất nổ, vũ khí trái phép, hàng cấm, hàng giả, thực phẩm "bẩn", thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; vận chuyển tài nguyên khoáng sản trái phép; phối hợp tổ chức chốt chặn, bắt giữ các đối tượng vận chuyển, mua bán pháo trái phép trên các phương tiện giao thông; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với hoạt động xuất nhập cảnh trái phép và các vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông. 

Tăng cường và duy trì các tổ công tác phối hợp Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động... để phòng, chống tội phạm và đua xe trái phép.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.

Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.