Biểu dương 35 doanh nghiệp, tổ chức chuyển đổi số thành công
Phát biểu tại sự kiện, TS Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, Phó trưởng Ban tổ chức cho biết: Đây là năm thứ I, Chương trình biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam được tổ chức nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong các tổ chức, doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số cho các địa phương, các doanh nghiệp nhằm hướng đến thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Chương trình nhằm biểu dương sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các địa phương, doanh nghiệp, phát triển kinh tế số. Tạo cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng nhà máy thông minh, nhà máy số, sản xuất thông minh, nghiên cứu KH&CN, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, năng lực quản trị kinh doanh. Liên kết, kết nối được cộng đồng các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiêp, cùng hỗ trợ, tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, phát triển kinh tế số, đạt được thành tích cao.

Trải qua 3 tháng triển khai chương trình và tiếp nhận thông tin đăng ký từ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, Ban tổ chức đã nhận được 156 hồ sơ dự thi ở tất cả các thành phần theo cơ cấu chương trình. Qua quá trình thẩm định sơ khảo và chung khảo công tâm, khách quan, Ban tổ chức lựa chọn và biểu dương 35 doanh nghiệp với 48 sản phẩm, giải pháp số được trao tặng và vinh danh ở các hạng mục: TOP Doanh nghiệp công nghiệp 4.0; TOP Tổ chức/Doanh nghiệp KH&CN và Đổi mới sáng tạo ; TOP Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0
Theo BTC, đáng chú ý, chương trình nhận được sự tham gia nhiệt tình từ các cơ quan, chính quyền địa phương, đã có 6 UBND Tỉnh/ Thành phố tổ chức triển khai chủ chương cuộc cách mạng công nghiệp 4,0 và Chương trình chuyển đổi số quốc gia bao gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Huế, Ninh Bình.
Doanh nghiệp quy mô vừa hiện nay chỉ chiếm 1,5% trong nền kinh tế, khiến Việt Nam vắng lực lượng kế cận cho lớp tập đoàn tư nhân lớn.
Việc tích cực tham gia phong trào “Đổi mới và nâng cao năng suất với quản trị tinh gọn” (LEAN) đã giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ tăng năng suất tới 20-30% ngay sau năm đầu chuyển đổi.
Số doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động cao gấp gần 1,5 lần số doanh nghiệp thành lập mới trong hai tháng đầu năm 2025, cho thấy bức tranh đáng buồn trong đời sống doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều công ty vẫn lựa chọn đứng ngoài cuộc chơi chứng khoán, dù sở hữu tiềm lực mạnh.
Kinh tế tư nhân chính là động lực quan trọng, là chìa khóa để kinh tế Việt Nam cất cánh trong giai đoạn tiếp theo.
Nhà nước, chính quyền cần tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp - nền tảng giúp đất nước ngày càng đi lên, tuy nhiên lưu ý những quy tắc để tránh vượt qua lằn ranh đạo đức và pháp luật.
0