Các nước nghèo cạn kiệt tài chính vì trả nợ

Ngân hàng thế giới (World Bank) cho biết, các nước đang phát triển đã chi gần 500 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm 2022, là nguyên nhân nguồn tài chính cho các nhu cầu quan trọng về y tế, giáo dục và ứng phó với biến đổi khí hậu bị cạn kiệt, đồng thời dẫn đến nguy cơ ngày càng cao khiến những nước nghèo nhất rơi vào khủng hoảng nợ.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Trong Báo cáo nợ quốc tế mới nhất, WB nêu rõ, năm 2022 các khoản thanh toán nợ - gồm cả gốc và lãi - đã tăng 5% so với năm 2021, lên mức kỷ lục 443,5 tỷ USD trong bối cảnh các mức lãi suất toàn cầu tăng mạnh nhất trong vòng 40 năm qua.

WB dự tính, các khoản thanh toán này có thể tăng 10% trong giai đoạn năm 2023 - 2024; thêm vào đó, mức nợ kỷ lục và lãi suất cao đã đẩy nhiều quốc gia đến bờ vực khủng hoảng.

World Bank kêu gọi các nước có nợ, chủ nợ nhà nước và tư nhân cũng như tổ chức tài chính, đa phương phối hợp hành động nhanh chóng để tăng tính minh bạch, phát triển các công cụ cho vay bền vững hơn và đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nợ

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ công bố Báo cáo Ước tính thương mại quốc gia, trong đó liệt kê chính sách, quy định của các nước mà họ coi là rào cản thương mại, cả thuế quan và phi thuế quan.

Theo các chuyên gia, hiện Chính phủ và các doanh nghiệp cũng đã có những giải pháp để khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực nếu bị tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam.

Chứng khoán Mỹ khép lại quý đầu tiên của năm với kết quả ảm đạm khi chịu áp lực từ các chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

63,4% trong số 5,54 nghìn tỷ đồng giá trị các khoản trái phiếu được ghi nhận gặp vấn đề từ đầu năm 2025 đến nay đến từ nhóm bất động sản, theo ghi nhận từ thị trường.

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội và Quỹ Hỗ trợ nông dân đã thật sự là động lực, là đòn bẩy giúp cho hàng nghìn lượt hội viên nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Lợi nhuận của Công ty Cổ phần Truyền thông VMG (ABC) trong năm 2024 đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể, công ty cũng quyết định không chia cổ tức để duy trì nguồn vốn.