Các vùng Donbass, Zaporozhye, Kherson bỏ phiếu về việc gia nhập Nga

Vấn đề tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý đã được đưa ra vào đầu tuần này. Những người đứng đầu 2 nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng là Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) đã phê duyệt đơn yêu cầu chính thức và ấn định ngày tổ chức trưng cầu dân ý.
Còn tại hai tỉnh Zaporozhye và Kherson (miền Nam Ukraine) người dân cũng đã tham gia sáng kiến này khi quan chức địa phương đệ trình các yêu cầu tương tự lên chính quyền.
Trong một bài phát biểu vào sáng thứ Tư, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga sẽ ủng hộ quyết định được đưa ra trong cuộc trưng cầu dân ý.
Khoảng 450 điểm bỏ phiếu sẽ được thiết lập trên khắp DPR và 200 điểm khác cho những người di tản sang Nga. Còn cư dân LPR sẽ có thể bỏ phiếu tại 461 điểm trên toàn nước cộng hòa, cũng như ở tất cả các khu vực của Nga.
Các nhà chức trách Vùng Zaporozhye cho biết đã thành lập 394 điểm bỏ phiếu trên toàn khu vực và 58 điểm khác ở Nga, LPR, DPR và Vùng Kherson. Còn cư dân của Vùng Kherson sẽ có cơ hội bỏ phiếu ở Crimea và một số thành phố của Nga, bao gồm cả Moscow.
Cả bốn khu vực đều tuyên bố cam kết tối đa hóa tính minh bạch và hợp pháp, được các quan sát viên quốc tế giám sát.
Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Trung ương LPR (CEC) Yelena Kravchenko cho biết CEC đang nhận và xem xét đơn của các quan sát viên nước ngoài. Theo đó, các quan sát viên nước ngoài và quan sát viên đại diện cho Phòng Hành chính sẽ có mặt tại các điểm bỏ phiếu trong những ngày diễn ra cuộc bỏ phiếu.
Ủy ban Bầu cử Trung ương của Nga cũng hứa sẽ cử các quan sát viên của riêng mình tới giám sát các cuộc trưng cầu dân ý.
Chính quyền địa phương của tất cả các khu vực hiện đang tăng cường các biện pháp an ninh trong những ngày tổ chức trưng cầu dân ý. Tất cả các điểm bỏ phiếu sẽ được kiểm tra, rà soát bởi các đơn vị chó nghiệp vụ và đội tháo gỡ bom mìn. Chính quyền địa phương các khu vực cũng cho biết, quân đội Nga sẽ hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật trong việc đảm bảo an ninh tại các điểm bỏ phiếu.
Lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm người sống sót tại khu vực tòa nhà 30 tầng bị sập ở thủ đô Bangkok khi khung thời gian quan trọng 72 giờ đang dần hết.
Lực lượng cứu hộ Myanmar hôm nay đã giải cứu thêm được một người còn sống ra khỏi đống đổ nát sau gần 40 giờ bị vùi lấp do trận động đất mạnh 7,7 độ.
Theo số liệu thống kê mới nhất, tính đến trưa ngày 30/3 theo giờ địa phương, số người chết trong trận động đất tại Myanmar đã lên tới hơn 1.700 người, 3.400 người bị thương và khoảng 300 người mất tích.
Trận động đất lịch sử xảy ra tại Myanmar là do các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu cọ xát vào nhau gây ra một chuyển động được mô tả là "đứt gãy trượt ngang".
Chính quyền Myanmar cùng nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ người dân vượt qua thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.
Chiếc máy bay một động cơ lao xuống khu dân cư vùng ngoại ô Brooklyn Park, Mỹ rồi nổ tung, khả năng không hành khách nào sống sót.
0