Chánh án Nguyễn Hòa Bình làm Phó Thủ tướng
Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Hòa Bình.
Ông Nguyễn Hòa Bình, 66 tuổi, quê xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, có trình độ chuyên môn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật.
Ông trưởng thành từ ngành công an khi bắt đầu sự nghiệp năm 1980 là Đội trưởng Văn phòng Công an huyện Tam Kỳ, rồi Phó văn phòng tổng hợp, Phó phòng nghiên cứu khoa học Công an tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.
Năm 1992, sau bốn năm làm nghiên cứu sinh Học viện Bộ Nội vụ Liên Xô, ông về nước làm Phó phòng, rồi Trưởng phòng Đấu tranh án công nghiệp, Cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an (C15).
Năm 1999, ông làm Phó Cục trưởng, rồi Cục trưởng C15 - Tổng Cục Cảnh sát, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Năm 2008, ông làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi rồi làm Bí thư Tỉnh ủy sau đó hai năm.
Tháng 1/2011, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, cùng năm đó làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
Tháng 1/2016, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, rồi được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII.
Ba tháng sau, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã bầu ông Nguyễn Hòa Bình giữ chức vụ Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao.
Ông cũng là Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Tháng 1/2021, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông được bầu vào Bộ Chính trị. Bộ Chính trị sau đó ba tháng phân công ông tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Như vậy, Chính phủ đương nhiệm ngoài Thủ tướng, hiện có 5 Phó Thủ tướng: Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc.
Sau 4 ngày xét xử và nghị án, chiều 1/11, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ra phán quyết đối với đối với 13 bị cáo trong vụ án vi phạm quy định đấu thầu trong lĩnh vực y tế xảy ra tại tỉnh Bắc Ninh.
Không phải ngẫu nhiên mà hồ nước được người ta ví như những lá phổi xanh bởi vừa làm đẹp cảnh quan, tạo không khí trong lành vừa điều tiết nước trong mùa mưa. Bởi vậy, Thành phố đang đầu tư, cải tạo và chỉnh trang để hình thành những điểm vui chơi giải trí hữu ích phục vụ nhân dân. Nhưng vẫn có những hồ nước đang dần bị san lấp, có nguy cơ xóa sổ bởi sự buông lỏng quản lý.
Trong danh mục 144 cây cầu trên toàn địa bàn thành phố sẽ được triển khai nâng cấp, sửa chữa và thay mới theo phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, huyện Ứng Hòa có 19 cầu. Chính quyền và người dân địa phương mong ngóng các dự án sớm được triển khai, bởi hiện trạng cầu thời gian qua đã quá xuống cấp và hư hỏng.
Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao khiến đời sống sinh hoạt của người dân tại TP.HCM thường xuyên bị đảo lộn. Tuy nhiên, sau hơn 8 năm thi công, dự án giải quyết ngập do triều cường của thành phố với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng vẫn chưa thể về đích.
Nguy cơ cháy luôn tiềm ẩn đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, đặc biệt là nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là vấn đề được đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm khi cho ý kiến vào Dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn tại kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.
Chiều 2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
0