Chiến sự ngày 20/3: Ukraine cân nhắc thay Tổng tư lệnh
Nga: Ukraine thay Tổng tư lệnh không thể cứu vãn chiến sự
Việc thay thế Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, Oleksandr Syrsky, sẽ không thay đổi cục diện chiến trường và cũng không thể ngăn chặn những thất bại tiếp theo của quân đội Ukraine. Đây là nhận định của cựu sĩ quan lực lượng đặc nhiệm Nga - đại tá nghỉ hưu Anatoly Matviychuk trong cuộc trò chuyện với Info24.

Trước đó, nghị sĩ Ukraine Alexey Goncharenko cho biết Tổng thống Volodymyr Zelensky đang cân nhắc khả năng sa thải Tướng Syrsky sau những thất bại của quân đội Ukraine tại khu vực Kursk. Trung tướng Yevhen Moysiuk, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, đang được xem xét để thay thế.
Tuy nhiên, theo Đại tá nghỉ hưu Anatoly Matviychuk, những thay đổi nhân sự cấp cao không thể giải quyết vấn đề cốt lõi. Ông cho rằng đây chỉ là nỗ lực của Tổng thống Zelensky nhằm đổ lỗi cho các cá nhân thay vì thừa nhận những vấn đề mang tính hệ thống. Theo ông, nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của quân đội Ukraine không phải do năng lực của Tướng Syrsky, mà là do Kiev thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lực và ngày càng phụ thuộc vào viện trợ quân sự, tài chính từ phương Tây.

Ông Matviychuk nhận định Tổng thống Zelensky đang đứng trước hai lựa chọn: hoặc đàm phán hòa bình với Nga, hoặc rời bỏ chức vụ. Tuy nhiên, theo ông, Tổng thống Ukraine sẽ không chọn bất kỳ phương án nào, bởi tiếp tục cuộc xung đột là cách duy nhất giúp ông duy trì sự hỗ trợ từ phương Tây.
Trong khi đó, nghị sĩ Ukraine Maryana Bezuglaya cho biết, Tướng Syrsky đang lên kế hoạch rút quân khỏi khu vực Kursk. Bà cũng thừa nhận việc cố thủ tại đây đã khiến Lực lượng vũ trang Ukraine chịu tổn thất nặng nề và mất quyền kiểm soát một số khu vực quan trọng ở Donetsk và Kharkov.
Nga kêu gọi Ukraine tổ chức bầu cử, mở đường cho hòa bình
Đại biểu Duma Quốc gia Nga Svetlana Zhurova tuyên bố rằng, đã đến lúc Ukraine tổ chức bầu cử tổng thống, nhấn mạnh rằng một nhà lãnh đạo mới có thể giúp Kiev đạt được thỏa thuận hòa bình với Moscow.
Theo bà Zhurova, nếu một nguyên thủ khác thay thế Tổng thống Volodymyr Zelensky, Ukraine có thể cân nhắc ký kết hiệp định hòa bình với Nga, qua đó chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài. Bà nhận định rằng người dân Ukraine coi trọng hòa bình hơn là vấn đề lãnh thổ, nhưng ông Zelensky lại theo đuổi mục tiêu khác và không sẵn sàng chấp nhận thất bại.

"Một tổng thống mới sẽ không bị ràng buộc bởi những cam kết trước đây về việc bảo vệ các vùng lãnh thổ. Người đó có thể đưa ra quyết định độc lập và ký kết thỏa thuận hòa bình với Nga”, bà Zhurova nói.
Bà cũng cho rằng ngay cả khi ông Zelensky tham gia tranh cử, khả năng ông tái đắc cử là rất thấp, bởi ngay cả Mỹ và các đồng minh cũng không còn xem ông là một ứng viên phù hợp.
Anh tuyên bố tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine
Tờ Mail News (Nga) dẫn thông báo của chính phủ Anh tuyên bố London sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, ngay cả khi một thỏa thuận ngừng bắn có thể diễn ra. Lập trường này đi ngược lại yêu cầu của Nga, vốn coi việc chấm dứt viện trợ quân sự nước ngoài là điều kiện tiên quyết để đạt được giải pháp hòa bình.
Phát biểu tại London, Thư ký báo chí của Thủ tướng Keir Starmer - ông Dave Pares, khẳng định: "Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine về mặt quân sự". Khi được hỏi liệu Anh có thể ngừng viện trợ theo yêu cầu của Moscow hay không, ông Pares nhấn mạnh rằng chính phủ không có ý định thay đổi lập trường này “trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.

Tờ Telegraph cũng đưa tin, London không thay đổi chính sách và cam kết duy trì hỗ trợ quân sự cho Ukraine, bất chấp các cuộc đàm phán về một lệnh ngừng bắn. Trước đó, Bloomberg dẫn nguồn tin cho biết Nga đã yêu cầu tạm dừng mọi hoạt động viện trợ quân sự cho Kiev trong vòng 30 ngày – thời gian ngừng bắn do Mỹ và Ukraine đề xuất sau các cuộc đàm phán tại Jeddah, Ả Rập Xê Út.
Theo Bloomberg, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh yêu cầu này trong cuộc gặp với Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Steve Witkoff vào ngày 13/3, coi đây là điều kiện bắt buộc để ký thỏa thuận ngừng bắn. Ngày 18/3, sau cuộc điện đàm giữa Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump, Điện Kremlin tiếp tục khẳng định rằng “việc chấm dứt hoàn toàn viện trợ quân sự và hỗ trợ tình báo cho Ukraine là điều kiện quan trọng để ngăn chặn leo thang xung đột và thúc đẩy giải pháp chính trị - ngoại giao”. Trong khi đó, Liên minh châu Âu cũng tuyên bố sẽ không ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết London và EU đang thảo luận để đẩy nhanh tiến độ viện trợ quân sự trước khả năng một thỏa thuận ngừng bắn có thể được đưa ra.
Về phía Mỹ, Washington đã đình chỉ viện trợ quân sự cho Kiev vào đầu tháng 3 nhưng sau đó đã nối lại. Nga tiếp tục lên án mạnh mẽ mọi hình thức viện trợ quân sự cho Ukraine, cho rằng điều này chỉ kéo dài xung đột mà không thay đổi kết cục cuối cùng.
Áo sẵn sàng làm trung gian hòa bình giữa Nga và Ukraine
Áo tuyên bố sẵn sàng đóng vai trò trung gian và là nền tảng cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine. Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu Claudia Placolm nhấn mạnh điều này trong một cuộc họp với các nghị sĩ châu Âu trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU.

“Áo sẵn sàng làm trung gian và hỗ trợ các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine”, bà Placolm cho biết.
Phát biểu của bà được đưa ra trong cuộc họp ngày 19/3 với các nghị sĩ thuộc Ủy ban chính của EU. Tham dự cuộc họp còn có Thủ tướng Áo Christian Stocker và Bộ trưởng Ngoại giao Beate Meinl-Reisinger.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo EU sẽ nhóm họp tại Brussels vào ngày 20-21/3 để thảo luận về tình hình Ukraine, Trung Đông, cũng như các vấn đề quốc phòng và năng lực cạnh tranh của khối.
Hungary phản đối việc đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập EU
Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố nước này sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU) một cách nhanh chóng tại hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra vào ngày 20-21/3 tại Brussels. Ông Orban nhấn mạnh rằng trong ba năm xung đột, Hungary đã chịu thiệt hại kinh tế đáng kể do tình hình ở Ukraine, với ước tính khoảng 2,5 triệu forint (tương đương 6.250 euro) cho mỗi hộ gia đình. Ông cảnh báo rằng nếu Ukraine ngay lập tức trở thành thành viên EU, chi phí trực tiếp mà các gia đình Hungary phải gánh chịu trong năm đầu tiên sẽ tăng thêm 500.000 forint.

“Chúng tôi không muốn chấp nhận rủi ro này, vì vậy Hungary sẽ giữ nguyên lập trường của mình”, ông Orban phát biểu tại cuộc họp với các nhà lãnh đạo phe Những người yêu nước châu Âu ở Brussels, theo hãng tin MTI.
Ngoài ra, ông Orban cũng khẳng định Hungary sẽ không ủng hộ các kế hoạch vay chung của EU để tài trợ vũ khí cho Ukraine. Ông cho rằng mỗi quốc gia thành viên nên tự chi trả cho các chương trình tái vũ trang từ ngân sách riêng, thay vì sử dụng các khoản vay chung của EU.
Trước đó, các nhà ngoại giao từ Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Latvia, Litva và Estonia đã kêu gọi Brussels đưa ra biện pháp cụ thể nhằm đẩy nhanh quá trình Ukraine gia nhập EU. Tuy nhiên, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề EU của Hungary, Janos Boka, khẳng định Budapest sẽ không ủng hộ văn kiện cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh nếu nội dung này được đưa vào.
Mỹ sẵn sàng kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Ukraine
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright cho biết, Washington sẵn sàng tiếp quản việc quản lý các nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine nếu điều này giúp giải quyết xung đột. Ông khẳng định việc này có thể thực hiện mà không cần triển khai binh sĩ Mỹ.
“Chúng tôi có kinh nghiệm kỹ thuật sâu rộng trong việc vận hành các nhà máy điện hạt nhân. Nếu Mỹ tiếp quản quản lý các cơ sở này và điều đó giúp đạt được giải pháp hòa bình, thì không có gì cản trở”, ông Wright phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Fox News, được RIA Novosti trích dẫn. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump chưa có bất kỳ cuộc thảo luận chính thức nào về vấn đề này.

Trước đó, trong cuộc điện đàm ngày 19/3 với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Trump đã đề xuất Washington hỗ trợ Kiev trong việc quản lý các nhà máy điện hạt nhân. Thư ký báo chí Nhà Trắng Caroline Levitt khẳng định, việc Mỹ tiếp quản các cơ sở này sẽ là biện pháp bảo vệ tốt nhất cho hệ thống hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine.
Sau cuộc đối thoại, Tổng thống Zelensky đồng ý với đề xuất ngừng các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng trong 30 ngày. Trước đó, ngày 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố sẵn sàng dừng các cuộc tấn công vào các mục tiêu này.
Tính đến sáng 30/3, 25 dư chấn đã được ghi nhận sau trận động đất mạnh xảy ra ở miền Trung Myanmar ngày 28/3, với cường độ cao nhất là 7,5 và thấp nhất là 2,8, theo Cục Khí tượng Thủy văn Myanmar.
Tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN đã khẳng định cam kết hỗ trợ Myanmar và Thái Lan trong công tác cứu trợ và phục hồi sau trận động đất mạnh xảy ra vào cuối tuần qua.
Những hình ảnh vệ tinh vừa được công bố đã tiết lộ sự tàn phá do trận động đất kinh hoàng ở Myanmar gây ra, khiến hơn 1.600 người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích.
Ít nhất ba dấu hiệu sự sống của các nạn nhân sau vụ động đất chiều 28/3 đã được phát hiện tại hai khu vực thuộc tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước bị sập ở quận Chatuchak, Bangkok.
Tổng thống lâm thời Syria Ahmed al-Sharaa đã công bố thành lập chính quyền chuyển tiếp mới vào ngày 29/3.
Một sản phụ ở Bangkok đã sinh con ngay trên giường bệnh khi đang được sơ tán khỏi bệnh viện do trận động đất mạnh 7,7 độ richter hôm 28/3.
0