Chợ Ngã Tư Sở xuống cấp

Chợ Ngã Tư Sở từng là trung tâm thương mại sầm uất của Thủ đô. Do còn vướng mắc trong quá trình cải tạo nên chợ ngày càng xuống cấp và gần như bị bỏ hoang.

Hơn 10 năm chưa được cải tạo, chợ Ngã Tư Sở ngày càng xuống cấp. Hầu hết các hạng mục đều đã hư hỏng. Đáng lo nhất là hệ thống cấp điện, nguy cơ chập cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bà Trần Thị Minh Lý, tiểu thương tại chợ Ngã Tư Sở, chia sẻ: ''Tôi bán hàng ở đây gần 30 năm, cơ sở vật chất đến thời điểm này quá là xuống cấp rồi. Hiện tại còn số lượng ít ỏi kinh doanh thôi. Mỗi lần nghe cháy nổ ở đâu là cứ thon thót luôn, lo lắm chứ, mưa bão đến rồi nguy cơ sụp đổ, cháy nổ''.

Một góc chợ Ngã Tư Sở.

Trong chợ, hàng loạt ki ốt cũ nát bị bỏ không. Buôn bán ế ẩm, nhiều tiểu thương đã dọn hàng hóa ra ngoài, bày bán ngay trên vỉa hè, dẫn đến sự lộn xộn, mất trật tự đô thị.

Bà Đỗ Thị Nhàn, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, cho biết: ''Mật độ dân cư ở khu vực rất là đông, hay mua tại chợ này. Mỗi tội bây giờ đang xuống cấp nên cũng hơi xập xệ. Người dân muốn có cửa hàng khang trang để mua sắm. Không hiểu sao rất lâu rồi chưa thấy đầu tư, tôi thấy rất là lãng phí''.

Ki ốt trong chợ Ngã Tư Sở phải dùng bạt che mưa.

Chợ Ngã Tư Sở có diện tích hơn 8.000m2, được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1987. Theo Ban quản lý, số lượng tiểu thương tại chợ khoảng 750 hộ, thế nhưng thực tế hiện nay chỉ còn chưa đến 200 hộ.

Các mặt hàng bán chạy trước đây giờ ế ẩm, vắng bóng khách mua hàng. Việc xây dựng và cải tạo chợ đang gặp vướng mắc.

Một khu đất đắc địa đang bị để hoang phí với hạ tầng xuống cấp.

Ông Đinh Xuân Hoàn, Phó Ban quản lý chợ Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội, cho hay: ''Với chợ hạng một như Ngã Tư Sở, đầu tư công còn vướng mắc, phương án phù hợp cho phép là xã hội hóa.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu cũng như đặc thù riêng vẫn còn trở ngại nên phạm vi đầu tư gặp nhiều khó khăn. Quận Đống Đa nhiều lần gửi văn bản kiến nghị lên Sở Công Thương''.

Chợ Ngã Tư Sở được UBND quận Đống Đa đăng ký trong Chương trình số 03 của Thành uỷ về chỉnh trang, phát triển đô thị và kinh tế đô thị. Nhưng khu đất đắc địa đang bị để hoang phí với hạ tầng xuống cấp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an thành phố (CATP) Hà Nội đề nghị người dân hạn chế đi lại trong thời gian cơn bão số 3 đi vào miền Bắc.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa bão ngay trong đêm.

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Chiều 7/9, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có báo cáo Thường trực Thành ủy về công tác ứng phó bão số 3 (tính đến 16 giờ ngày 7/9).