Chủ đầu tư nhà 8B Lê Trực nợ tiền phạt

Để xử lý công trình 8B Lê Trực vi phạm nghiêm trọng về trật tự xây dựng, UBND quận Ba Đình đã tạm ứng từ ngân sách hơn 22 tỷ đồng. Công ty Cổ phần may Lê Trực – chủ đầu tư công trình vẫn chây ỳ không trả nợ.

Công trình 8B phố Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) bị cưỡng chế phá dỡ phần xây dựng sai phạm. Việc phá dỡ khá phức tạp, kéo dài và tốn kém chi phí.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, từ năm 2016 và năm 2020, UBND quận Ba Đình đã tạm ứng hơn 22,2 tỷ đồng từ ngân sách quận để xử lý phần công trình sai phép.

Công trình 8B phố Lê Trực đã bị cưỡng chế phá dỡ phần xây dựng sai phạm.

Từ tháng 12/2023 đến nay, UBND quận Ba Đình đã nhiều lần mời Công ty Cổ phần may Lê Trực họp, thống nhất giá trị quyết toán để hoàn trả kinh phí cưỡng chế xử lý vi phạm. Tuy nhiên, công ty đã đưa ra nhiều lý do, không tham gia các cuộc họp.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Chánh Văn phòng UBND quận Ba Đình, cho hay: “Quan điểm của quận là kiên quyết thu hồi ngân sách bị trả chậm, nếu công ty không hoàn trả sẽ báo cáo UBND thành phố để xử lý theo quy định của pháp luật”.

Chiều 4/7, đại diện Công ty Cổ phần may Lê Trực cho biết công ty không trốn tránh nghĩa vụ hoàn trả số tiền quận Ba Đình đã tạm ứng. Hiện, công ty mong muốn và đề nghị UBND quận Ba Đình sớm bàn giao hồ sơ quyết toán chi phí phá dỡ để hoàn thiện thủ tục hoàn trả tiền.

Công ty Cổ phần may Lê Trực đã xây dựng công trình tòa nhà 8B Lê Trực vượt một tầng, tăng 15,89 m chiều cao, sai về khoảng lùi, khoảng giật cấp, dẫn đến tăng diện tích sàn xây dựng lên tới gần 7.000 m2.

Sau nhiều chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, ngày 5/10/2020, việc tháo dỡ, phá dỡ phần công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực được hoàn thành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai và quyết tâm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.

Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.

Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.

Xu hướng bất động sản thế giới hướng đến tiêu chí xanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Số lượng dự án xanh hiện tại vượt xa mục tiêu đề ra, cho thấy nỗ lực chuyển đổi mạnh mẽ của ngành bất động sản Việt Nam.