"Cơn bão" lạm phát hoành hành khắp thế giới

Có lẽ chưa khi nào thuật ngữ "khủng hoảng" lại phổ biến như năm 2022. Khủng hoảng len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống và hầu như ở mọi lục địa đều cảm nhận được rất rõ ý nghĩa của từ này. Trong đó, có một nguyên nhân quan trọng là lạm phát phi mã. Theo phân tích của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2022, lạm phát đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, tác động đến 100% các nước phát triển, 87% các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.

“Cơn bão” lạm phát – vốn hình thành từ giữa năm 2021, đã “càn quét” cả thế giới trong năm qua. Có tới hơn 43% số quốc gia trên thế giới ghi nhận lạm phát ở mức hai chữ số. Những nền kinh tế phát triển hàng đầu như Mỹ, Italy, Nhật Bản, Anh,... đều chứng kiến lạm phát ở mức kỷ lục trong nhiều thập kỷ. 

Riêng trong tháng 10/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Anh đã tăng tới 11,1%, mức cao nhất trong 41 năm, trong khi lạm phát tại Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) là 10,7%. Đáng chú ý, 11 trên 19 nước thành viên Eurozone ghi nhận lạm phát ở mức hai chữ số. Đức, nền kinh tế lớn nhất Châu Âu ghi nhận lạm phát 11,6% - tăng nhanh nhất kể từ tháng 12/1951. Tại châu Á - Thái Bình Dương, Thổ Nhĩ Kỳ cũng ghi nhận mức lạm phát lên tới hơn 80% và Sri Lanka là hơn 60%.

Theo các chuyên gia, có 3 nguyên nhân chính được cho là “chất xúc tác” đẩy lạm phát lan rộng trên phạm vi toàn cầu năm nay.

Chuyên gia Rolf Buerkl thuộc Tổ chức Nghiên cứu tiêu dùng GFK giải thích: “Giá cả tăng cao, đặc biệt là giá năng lượng và lương thực, cuộc xung đột tại Ukraine và các cuộc khủng hoảng khác, dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, tất cả những điều đó đã làm giảm sức mua của người tiêu dùng”.

Gía cả và lạm phát tăng cao đã kéo theo bất ổn xã hội. Hệ quả là làn sóng đình công đã và đang diễn ra tại nhiều nước, trong đó có cả những nước giàu như Anh, Mỹ, Pháp, làm gián đoạn hoạt động đi lại và vận chuyển, thậm chí cả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Trước tình hình đó, nhằm ghìm cương lạm phát phi mã, hầu hết các nền kinh tế đều phát đi tín hiệu cứng rắn, trong đó có việc tăng lãi suất. Tính đến cuối tháng 9, khoảng 90 Ngân hàng Trung ương đã thực hiện 257 lượt tăng lãi suất, hơn gấp đôi cả năm ngoái. 

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được coi là đứng đầu cuộc đua này, khi tăng lãi suất mục tiêu tới 7 lần liên tiếp lên mức cao nhất trong vòng gần 15 năm, trong đó lần tăng mới nhất là ngày 14/12, lên khoảng 4,25 - 4,5%. 

Anh đã tăng lãi suất tới 8 lần lên 3,5% - mức cao nhất kể từ năm 1989. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng nâng lãi suất 3 lần liên tiếp với mức tăng 75 điểm cơ bản, lớn nhất từ trước đến nay. 

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết: “Chúng tôi đánh giá rằng lãi suất sẽ vẫn phải tăng đáng kể với tốc độ ổn định để đạt đến mức đủ hạn chế, nhằm đảm bảo lạm phát trở lại với mục tiêu trung hạn 2%”.

Các biện pháp này đã phát huy hiệu quả khi lạm phát tại Mỹ, Eurozone và Anh phần nào hạ nhiệt. Tuy nhiên, việc nền kinh tế đầu tàu thế giới liên tiếp tăng lãi suất đã khiến đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền chủ chốt, kéo theo nguy cơ suy thoái gia tăng. 

Chủ tịch FED Jerome Powell nói: “Tôi ước sao có một cách nào đó ít đau thương hơn để lập lại ổn định giá cả, nhưng chẳng có gì như vậy. Và đây là cách tốt nhất chúng tôi có thể làm”.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho biết 1/3 nền kinh tế trên thế giới có thể sẽ suy giảm vào năm nay và năm tới. IMF cũng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 ở mức 3,2%, sau mức tăng trưởng 6% vào năm ngoái.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng miếng ngày 13/5 chứng kiến một phiên “nhảy múa” với biên độ lớn giảm hơn 3 triệu đồng lúc mở cửa, tăng giảm liên tục và đến 14h chiều thì neo ở vùng giá 90 triệu đồng/lượng bán ra.

Đồng đô la Mỹ mạnh hơn trong năm nay đã và đang ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá hối đoái và nền kinh tế của nhiều nước châu Á. Trong đó, đáng chú ý, đồng won Hàn Quốc đã mất giá hơn 7% so với đồng đô la Mỹ trong năm nay, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Giúp sức cho những người nông dân bắt kịp xu hướng thương mại điện tử, huyện Ba Vì đang tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi số trong sản xuất và thương mại, trong đó chú trọng đến việc đào tạo người dân livestreams bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội.

Tuần qua, khối ngoại đã có một tuần giao dịch khá sôi nổi với hoạt động bán là chủ đạo. Khối ngoại bán ròng 3.303 tỷ đồng trong tuần qua, áp lực bán xuất hiện mạnh trong ba phiên giao dịch cuối tuần.

Chốt phiên giao dịch tuần, giá vàng thế giới đứng ở mức 2.360 USD/ounce, tăng mạnh tới 59 USD so với chốt phiên tuần trước. Như vậy, sau hai tuần liên tiếp đi xuống, giá vàng thế giới đã quay trở lại đường đua tăng giá. Tại Việt Nam, giá vàng tiếp tục tăng.

Ngân hàng Nhà nước phải khẩn trương thanh tra, kiểm tra chuyên ngành với thị trường, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, báo cáo kết quả với Thủ tướng trong tháng 5 - đây là chỉ đạo mới nhất của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.