Công ty Dệt công nghiệp Hà Nội cam kết xử lý ô nhiễm

Công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội đã có các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải từ hoạt động sản xuất.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có kết luận về việc Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội xả khí thải gây ô nhiễm môi trường tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai.

Theo báo cáo của Công ty Dệt công nghiệp Hà Nội, vào 17h ngày 13/3 do sự cố của lò hơi bật nắp, hơi trong lò xử lý thải ra môi trường, dẫn đến khói bốc cao từ cột xả khí thải của công ty, khiến cư dân sống ở khu vực xung quanh cảm thấy khó chịu.

Ông Nguyễn  Anh Quân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội cho biết: "Chúng tôi xác định có ảnh hưởng tới môi trường không khí xung quanh và đã yêu cầu đơn vị phải khắc phục ngay và khắc phục triệt để".

Ngay sau kết luận của Đoàn kiểm tra ngày 15/3, Công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội đã khẩn trương có các giải pháp khắc phục sự cố như: vệ sinh dầu mỡ, phế phẩm cao su tổng hợp còn bám lại các tầng; thay than hoạt tính khử mùi; thực hiện thu khí và xử lý các cửa buồng sấy bị vênh… nhằm giảm thiểu phát sinh khí thải gây mùi.

Ông Nguyễn Đức Sỹ, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Công ty Cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội cho biết: "Chúng tôi cũng có lộ trình giảm dần sản lượng tại 93 Lĩnh Nam và đến tháng 8 sẽ dừng phân xưởng sản xuất vải mành khi dây chuyền mới hoạt động ổn định. Trong thời gian giảm sản lượng thì lượng phát thải cũng sẽ giảm".

Trên thực tế, Công ty Cổ phần Dệt Công nghiệp Hà Nội cũng đã có lộ trình di dời cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực nội đô từ năm 2019, song do đại dịch Covid-19, nên chậm tiến độ.

Hiện tại, một phân xưởng sản xuất mành vải cũng đang được Công ty xây dựng tại Khu công nghiệp Phố Nối A, Hưng Yên với diện tích 3 ha, dự kiến hoàn thành vào tháng 8 năm nay. Khi đó, toàn bộ phân xưởng sản xuất mành vải hiện nay sẽ dừng hoàn toàn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

80 quân nhân Việt Nam gồm các lực lượng cứu hộ, quân y, thông tin tuyên truyền đã nhận nhiệm vụ sang Myanmar hỗ trợ cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất.

Công an thành phố Hà Nội đã tạm giữ, triệu tập làm việc với gần 50 đối tượng liên quan, trong đó 21 người bị bắt khẩn cấp với hành vi “Gây rối trật tự công cộng”.

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sẽ được tổ chức vào lúc 8 giờ sáng 30/4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

“Mua bán người” là hành vi vi phạm pháp luật, đã và đang núp bóng dưới nhiều chiêu trò, phổ biến nhất là tìm lao động làm việc tại nước ngoài với mức lương từ 18 đến 30 triệu đồng.

Bộ đội Biên phòng tổ chức lễ xuất quân tham gia hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar sáng 30/3. Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ trì buổi lễ.

Đẩy mạnh các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là điều quan trọng để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc; đồng thời tạo ra động lực, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội.