COVID-19: Dịch bệnh đang gia tăng ở châu Phi, các biện pháp quyết liệt ở Rwanda

(HanoiTV) - Ngày 22/03, Rwanda đã buộc người dân hạn chế đi lại do dịch COVID-19. Đây là biện pháp quyết liệt nhất được thực hiện ở vùng hạ Sahara ở châu Phi, một khu vực trên thế giới có hệ thống y tế mong manh, nơi số lượng nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng.
Châu Phi bị COVID-19 "tấn công"

Từ Burkina Faso, Tây Phi, Mauritius, ngoài khơi bờ biển phía Đông, chính phủ các nước đã cấm các cuộc tụ họp công cộng. Trường học, nhà thờ, nhà thờ Hồi giáo, nhà hàng, quán bar và sân bay đóng cửa hoàn toàn.

Uganda và Eritrea đã gia nhập danh sách các quốc gia châu Phi có người nhiễm COVID-19 đầu tiên vào cuối tuần qua.

Tanzania, Ethiopia, Mauritius và Kenya đã báo cáo các trường hợp nhiễm mới.

Kenya cho biết có thêm 8 trường hợp mới vào ngày 22/03, nâng tổng số 15 ca nhiễm. Nước này tuyên bố tạm dừng tất cả các chuyến bay quốc tế vào nửa đêm ngày 25/3, ngoại trừ các chuyến bay chở hàng hóa viện trợ.

Hơn 1.000 trường hợp nhiễm COID-19 đã được ghi nhận ở châu Phi cận Sahara. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong những ngày gần đây bày tỏ lo ngại sâu sắc về sự gia tăng của đại dịch ở lục địa châu Phi, nơi có hệ thống y tế đang rất thiếu.

Ethiopia đã nhận được 1,1 triệu bộ xét nghiệm, sáu triệu khẩu trang cùng 60.000 bộ quần áo bảo hộ vào ngày 22/03 từ tỷ phú Trung Quốc Jack Ma.

Người dân địa phương lo ngại

Ở trung tâm của Thủ đô Kigali, Rwanda, đường phố gần như vắng vẻ, một ngày sau khi các biện pháp quyết liệt được chính phủ công bố.

Các cửa hàng đóng cửa, xe buýt dừng hoạt động và hoạt động thương mại yên tĩnh đến lạ thường. Người dân đã đổ xô đến các trung tâm mua sắm khác để dự trữ thực phẩm, dự đoán việc phong tỏa kéo dài.

Nhà chức trách Rwanda cho biết 17 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, con số cao nhất ở Đông Phi. Tất cả các chuyến đi không cần thiết và các chuyến thăm bên ngoài hiện đều bị cấm, ngoại trừ đi mua thực phẩm dự trữ, điều trị y tế hoặc đến ngân hàng. Các biên giới được đóng lại, ngoại trừ lưu lượng hàng hóa và cho người Rwanda trở về nước.

Nước láng giềng Uganda cũng quyết định vào tối 21/03, đóng cửa biên giới. Các chuyến bay dừng hoạt động, ngoại trừ các chuyến bay khẩn cấp. "Chúng tôi sẽ không đón khách vào lãnh thổ", Tổng thống Yoweri Museveni nói.

Ở Mauritius, cách bờ biển phía Đông châu Phi khoảng 1.800 km, không có xe chạy trên đường phố thủ đô Port Louis vào ngày 22/03.

Mauritius đã ghi nhận 01 trường hợp tử vong và 17 trường hợp nhiễm.

Sau khi phát hiện ra một trường hợp nhiễm mới, Thủ đô Brazzaville của Cộng hòa Công gô (DRC) cũng tuyên bố "đóng cửa ngay lập tức cho đến khi có thông báo mới".

Ăng-gô-la, nơi báo cáo hai trường hợp đầu tiên vào ngày 21/03, đã đóng biên giới với Cộng hòa Công gô. Bờ biển Ngà và Burkina Faso ghi nhận ca tử vong đầu tiên liên quan đến COVID-19 ở châu Phi cận Sahara vào tuần trước, cũng đã đóng cửa biên giới từ cuối tuần qua.

Tại Burkina Faso, quốc gia gồm 20 triệu dân, giờ giới nghiêm bắt đầu từ 7 giờ sáng hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau.

Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi với 200 triệu dân, đã thắt chặt các biện pháp chống lại đại dịch.

"Chúng tôi muốn cầu nguyện"

Lagos, một siêu đô thị gồm 20 triệu dân với dân số cực kỳ dày đặc, đã áp dụng các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, bằng cách ra lệnh đóng cửa tất cả các quán bar, nhà hàng, câu lạc bộ đêm và có "hiệu lực ngay lập tức". Nhưng những biện pháp này sẽ vô cùng khó khăn đối với một thành phố mà phần lớn dân số phụ thuộc vào hoạt động kinh tế phi chính thức và là nơi tụ họp tôn giáo, trong nhà thờ hoặc trong nhà thờ Hồi giáo, đôi khi thu hút hàng chục ngàn người người.

"Chúng tôi muốn cầu nguyện, corona không có ở đây, chính những người da trắng đã mang nó đến cho chúng tôi", Judith, một phụ nữ trẻ nói vớ AFP.

Sénégal, nơi đã có 60 trường hợp nhiễm, cũng có các biện pháp kiên quyết. Thống đốc Dakar đã cho đóng cửa các nhà thờ Hồi giáo trong khu vực.

Tại Zimbabwe, quốc gia suy sụp sau hai thập kỷ khủng hoảng kinh tế, đã tuyên bố thảm họa quốc gia và đóng cửa các trường học. Các cuộc tập trung hơn 100 người bị cấm. Chính phủ nước này đã tố cáo sự vô trách nhiệm của nhiều tín đồ đến các nhà thờ ở Harare, bất chấp lệnh cấm này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra gần Tonga, kích hoạt cảnh báo sóng thần cho quốc đảo Thái Bình Dương này, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).

Một trận động đất mạnh 5,1 độ richter tiếp tục xảy ra gần Mandalay, Myanmar, vào ngày 30/3 - chỉ hai ngày sau thảm họa động đất 7,7 độ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang lên kế hoạch cắt giảm nhân sự và quy mô hoạt động do ngân sách bị thu hẹp hơn 21%, chủ yếu đến từ việc cắt giảm tài trợ từ một số quốc gia thành viên.

Liên minh châu Âu đang lên kế hoạch giảm nhập khẩu nông sản từ Ukraine, khi chương trình miễn thuế khẩn cấp dành cho nước này kết thúc vào tháng 6/2025.

Trận động đất mạnh 7,7 độ richter ngày 28/3 tại Myanmar và Thái Lan đã đặt ra nhiều câu hỏi về chất lượng xây dựng trong khu vực.

Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ Myanmar vượt qua thảm họa.