Cuộc đua trong không gian trên bán đảo Triều Tiên

Triều Tiên sẽ coi bất kỳ sự can thiệp nào vào hoạt động vệ tinh của họ là lời tuyên chiến. Tuyên bố đưa ra sau khi Triều Tiên mới đây phóng thành công vệ tinh trinh sát đầu tiên “Malligyong-1” vào quỹ đạo và hôm qua Hàn Quốc cũng phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên.
Triều Tiên phóng vệ tinh do thám Malligyong-1 lên quỹ đạo ngày 21/11

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ coi bất kỳ sự can thiệp nào vào các hoạt động vệ tinh của nước này là một lời tuyên chiến. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Triều Tiên mới đây phóng thành công vệ tinh trinh sát đầu tiên “Malligyong-1” vào quỹ đạo và hôm qua Hàn Quốc cũng phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên.

Vệ tinh trinh sát đầu tiên của Hàn Quốc được phóng lên

Vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên của Hàn Quốc đã được phóng thành công bằng tên lửa đẩy Falcon 9 của Công ty vũ trụ SpaceX. Vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên do Hàn Quốc chế tạo trong nước sẽ hoạt động ở quỹ đạo cách Trái Đất 400-600km. Vệ tinh này có thể phát hiện vật thể nhỏ tới 30cm. Khởi đầu với vệ tinh quang điện và hồng ngoại, Hàn Quốc có kế hoạch phóng thêm 4 vệ tinh radar khẩu độ tổng hợp vào vũ trụ vào năm 2025 để tăng cường khả năng giám sát Triều Tiên. Trước đó, Triều Tiên thông báo vệ tinh do thám quân sự đầu tiên mà nước này phóng thành công hôm 21/11 đã truyền hình ảnh các căn cứ quân sự trên đất Mỹ, Nhật Bản và lãnh thổ của Mỹ ở đảo Guam. Khi được hỏi liệu Washington có khả năng làm gián đoạn các hoạt động trinh sát của vệ tinh Triều Tiên hay không, người phát ngôn của Bộ Chỉ huy vũ trụ Mỹ nói nước này có thể ngăn chặn khả năng không gian của đối thủ bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Sau vụ phóng, Mỹ cũng áp thêm các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, nhắm vào các cơ quan nước ngoài bị cáo buộc giúp Bình Nhưỡng tránh các lệnh trừng phạt để tạo doanh thu và thu thập công nghệ cho chương trình vũ khí của nước này. Ngày 30-11, Mỹ đã bổ sung các lệnh trừng phạt mới với Triều Tiên sau vụ phóng vệ tinh do thám với 8 cá nhân tạo điều kiện cho việc né tránh lệnh trừng phạt để hỗ trợ phát triển vũ khí của Bình Nhưỡng. Hàn Quốc hôm 1-12 đã đưa vào danh sách "đen" 11 người Triều Tiên, cấm họ tham gia các giao dịch tài chính vì liên quan đến việc phát triển vệ tinh và tên lửa đạn đạo của nước này.

Những diễn biến này dự kiến ​​sẽ làm nóng cuộc đua trong không gian trên bán đảo Triều Tiên./.

         (Theo Reuters)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc kiểm soát biên giới và xử lý người nhập cư bất hợp pháp đã trở thành trọng tâm trong suốt chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ngay sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, ông đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch. Bước đầu tiên là ông đề cử những nhân vật có quan điểm cứng rắn về nhập cư vào các vị trí chủ chốt trong nội các mới của mình.

Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.

Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.