Cuộc họp đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Sáng 27/10, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã họp phiên đặc biệt tại Ban Thư ký ASEAN, Jakarta, Indonesia. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia, Chủ tịch ASEAN 2022 đã chủ trì cuộc họp. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Cuộc họp.

 

Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã họp phiên đặc biệt tại Ban Thư ký ASEAN, Jakarta, Indonesia.

Nội dung chính của cuộc họp lần này là công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN 40, 41 và các Cấp cao liên quan tổ chức tại Campuchia đầu tháng 11/2022, tiến độ triển khai Đồng thuận 5 điểm của ASEAN về Myanmar (5PCs) và một số vấn đề cùng quan tâm khác.

Các đại biểu chia sẻ đánh giá của Chủ tịch Hội nghị, tình hình Myanmar còn rất phức tạp, bất ổn định kéo dài, đời sống người dân hết sức khó khăn. Trong bối cảnh đó, ASEAN đã tỏ rõ trách nhiệm, đoàn kết, sẻ chia hỗ trợ Myanmar tìm kiếm giải pháp khả thi, bền vững cho khủng hoảng hiện nay. Chủ tịch ASEAN Campuchia, và trước đó là Brunei đã giành nhiều nỗ lực để triển khai 5PCs, tuy vậy chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Trên cơ sở đánh giá tình hình, kiểm điểm các hoạt động, các nước nhất trí với đánh giá Myanmar tiếp tục là thành viên của ASEAN, 5PCs còn nguyên giá trị, ASEAN cần nỗ lực hơn nữa để thực hiện 5PCs và cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân. Các Bộ trưởng cũng nhất trí sẽ trao đổi thêm các biện pháp cụ thể để hỗ trợ Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN thực hiện nhiệm vụ của mình.

Thay mặt Việt Nam, Đại sứ Vũ Hồ phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tính toàn vẹn của ASEAN, là kết quả đạt được trong nhiều thập kỷ phấn đấu của các nước thành viên. Đồng thời Đại sứ cũng khẳng định, ASEAN cần duy trì các nguyên tắc của mình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Trên cơ sở đó, tiếp cận vấn đề Myanmar cần được ASEAN triển khai từng bước, đồng bộ, cân bằng và minh bạch. Bên cạnh đó, ASEAN cần là lực lượng hạt nhân, tập hợp và điều tiết các nỗ lực quốc tế hỗ trợ Myanmar trở lại bình thường.

Các nước nhất trí sẽ xây dựng danh mục các khuyến nghị trình Lãnh đạo Cấp cao ASEAN xem xét và quyết định nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 trong tháng 11 tới tại Phnom Penh, Campuchia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão nên ngày và đêm nay (19/9), Hà Nội có mưa rào rải rác và dông, có nơi mưa to.

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.