Cựu Phó chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước nhận trách nhiệm
Ngày 26/3, phiên toà xét xử đại án Vạn Thịnh Phát tiếp tục phần bào chữa của các luật sư, trong phần này, tòa thẩm vấn nhóm 16 bị cáo là thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước có liên quan đến sai phạm tại SCB.
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan thanh tra, giám sát - Ngân hàng Nhà nước) khai trước toà, trước khi thanh tra Ngân hàng SCB, theo các kênh báo cáo thì ngân hàng này đang hoạt động bình thường nên cuộc thanh tra được xác định là thanh tra bình thường.
Sau khi có kế hoạch, bị cáo Hưng đã chỉ đạo Vụ 1 - đầu mối tiến hành thành lập đoàn thanh tra, khảo sát SCB trên cơ sở các báo cáo giám sát, kết luận thanh tra từ trước và tình hình khắc phục chấn chỉnh sau thanh tra. Từ đó, xây dựng kế hoạch nội dung thanh tra SCB đợt một vào năm 2017.
Bị cáo Hưng thừa nhận sai phạm trong đợt thanh tra lần một có phần trách nhiệm của bản thân khi đã không kiểm tra, rà soát những ý kiến chỉ đạo của mình đề ra cho đoàn trước khi bị cáo ký phân loại nợ trình Thống đốc.
Bị cáo Hưng lý giải sai phạm của mình là do vào thời điểm đó, Chính phủ liên tục chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thành cuộc thanh tra để ra kết luận thanh tra, vì thế, do nóng lòng, bị cáo đã kết luận thanh tra không đúng.
Tại phiên toà, luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Văn Tuấn (cựu Thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp, Thanh tra Chính phủ), cho rằng kết quả thanh tra của tổ 4 đã phản ánh khách quan, trung thực tình trạng của SCB. Riêng bị cáo Tuấn, với vai trò là tổ trưởng tổ 4, bị cáo đã báo cáo khách quan, trung thực. Đồng thời các thành viên tổ 4 thực hiện hết trách nhiệm của mình.
Tuy nhiên, báo cáo này đã bị đoàn thanh tra cắt bỏ, loại đi nhiều kiến nghị. Với lâp luận đó, luật sư bào chữa cho bị cáo Tuấn nêu trưởng đoàn thanh tra là người chịu trách nhiệm cao nhất với kết quả thanh tra.
Trước đó, bị cáo Tuấn được xác định trong quá trình thanh tra đã nhận tổng số tiền 6.000 USD và 40 triệu đồng từ Ngân hàng SCB, nhưng hiện bị cáo này đã nộp lại toàn bộ số tiền.
Theo cáo trạng truy tố, có 16 bị cáo nằm trong nhóm thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước đã làm sai lệch các báo cáo thanh tra về tình hình tài chính của Ngân hàng SCB. Các bị cáo, trong quá trình thực hiện thanh tra tại Ngân hàng SCB, đã nhận của bị cáo Trương Mỹ Lan từ 100 triệu đồng đến 390.000 USD. Các bị cáo này đối mặt với tội danh "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Ngoài bị cáo Nhàn, các bị cáo còn lại trong nhóm thuộc đoàn thanh tra đều được luật sư bào chữa xin giảm nhẹ mức án vì đa số các bị cáo đều lần đầu phạm tội, không có động cơ vụ lợi, là người làm công ăn lương và chỉ đơn thuần thực hiện theo chỉ đạo của tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước.
Camera hành trình từ chiếc xe đằng sau ghi lại ô tô con liều lĩnh cố vượt qua xe đầu kéo trong đoạn đường hẹp nên bị đâm xoay ngang đường, hư hỏng nặng, may mắn không có tử vong.
Trước tình trạng xe quá khổ quá tải tái diễn, Công an thị xã Sơn Tây phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Thông tư 46/2024/TT-BCA của Bộ Công an có hiệu lực từ 15/11 đã bỏ hình thức giám sát cảnh sát giao thông bằng thiết bị ghi âm, ghi hình và quy định phải công khai kế hoạch tuần tra, xử lý vi phạm giao thông.
Ngày 15/11, Công an thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, đã quyết định tạm giữ, lấy lời khai của Hà Việt Hùng (43 tuổi, trú Cà Mau) để làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 1 người bị thương.
Đại diện Viện Kiểm sát (VKS) cho rằng, bị cáo Trương Mỹ Lan phạm tội nhiều lần, gây hậu quả lớn nên không có cơ sở để xem xét giảm nhẹ hình phạt, phía VKS đề nghị giữ nguyên mức án tử hình.
Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao TP.HCM đề nghị giữ nguyên án tử hình với bà Trương Mỹ Lan, người bị cáo buộc chủ mưu trong vụ án tham ô và vi phạm quy định cho vay gây thiệt hại nghiêm trọng, khẳng định phán quyết sơ thẩm là “đúng người, đúng tội".
0