Đắk Nông công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

Trước tình hình sạt lở, sụt trượt nghiêm trọng và diễn biến phức tạp tại một số địa phương, ngày 8/8, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục đối với 3 công trình, khu vực.

Ba công trình, khu vực này bao gồm: Hồ chứa nước Đắk N'ting (xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long); đường Hồ Chí Minh tại Km1.900+350 (đoạn qua phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa); khu vực sạt trượt ở Bon Bu Krắc và Bon Bu Prăng 1A (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức)

Theo đó, đối với khu vực công trình hồ chứa nước Đắk N'ting, do ảnh hường của  mưa lớn kéo dài, ngày 1/8, phía đồi bên vai phải đập đất xuất hiện cung trượt lớn kéo dài khoảng 400m, từ hạ lưu tràn tới cống thoát nước số 1 đường tránh ngập, chiều cao cung trượt khoảng 30m. Dưới ảnh hưởng của cung trượt này, áp lực đất bên phía đồi vai phải công trình tác động lớn gây dịch chuyển bề mặt cầu qua tràn theo phương ngang, gây nứt vỡ bê tông mặt cầu, đường đỉnh đập và 2 bên mái gia cố thượng hạ đập.

Phần thân đập hồ chứa nước Đăk N'Ting bị nứt, bê tông trồi lên.

Những ngày tiếp theo, cung trượt tiếp tục mở rộng, kéo dài và xuất hiện thêm nhiều vết nứt tại mái đồi nằm trong cung trượt, làm tiếp tục dịch chuyển bề mặt cầu tràn, các vết nút trên mái thượng, hạ lưu, đường đỉnh đập kéo dài và mở rộng hơn. Đến ngày 6/8, vết nứt cung trượt lớn nhất 30cm, độ sụt đất tại một số vị trí sâu đến 60cm; làm dịch chuyển cầu tràn về phía độ đất lên 63cm; gây mất ổn định công trình, an toàn đập và vùng hạ du.

Tại đường Hồ Chí Minh tại Km 1.900+350 (đoạn qua phường Nghĩa Thành, Gia Nghĩa), ngày 2/8, xuất hiện các vết nút rộng từ 1 - 10cm, tổng chiều dài khoảng 200m. Những ngày tiếp theo, các về nứt tiếp tục mở rộng, kéo dài. Đến ngày 7/8, các vết nứt gãy, sạt trượt diễn biến phức tạp, chiều dài lớn nhất khoảng 400m, chiều sâu khoảng 4,5m; gây mất ổn định kết cấu hạ tầng giao thông, ảnh hướng lớn đền hoạt động tham gia giao thông tại khu vực, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và tải sản các hộ dân xung quanh.

Toàn cảnh hồ chứa nước Đắk N’ting (xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông) nhìn từ phía hạ nguồn.

Đối với khu vực sạt trượt Bon Bu Krắc và Bon Bu Prăng 1A, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, ngày 1/8 đã xuất hiện vết nứt gãy, tổng chiều dài đoạn nứt gãy khoảng 200m. Những ngày tiếp theo, các vết nứt tiếp tục mở rộng, kéo dài và xuất hiện thêm nhiêu vết nứt xung quanh khu vực. Đến ngày 7/8, diễn biến các vết nứt gãy phức tạp, tổng chiều dài các vết nứt khoảng 540m, các đường nứt trên địa bàn Bon Bu Krăc đã kéo dài đến Bon Bu Prăng 1A, cách chân đập thủy lợi Đắc Ké khoảng 300m; gây mất ổn định kết cầu hạ tầng giao thông, nhà cửa ảnh hưởng lớn đến hoạt động tham gia giao thông tại khu vực, an toàn tính mạng và tài sản các hộ dân xung quanh.

Đoàn công tác khảo sát khu vực Hồ thủy lợi Đắk N’Ting

Để ứng phó với thiên tai, Đắk Nông yêu cầu thực hiện cắm biển cảnh báo nguy hiểm đối với các công trình, khu vực nêu trên; nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân không có phận sự vào khu vực cảnh báo nguy hiểm; di dời toàn bộ các hộ dân chịu ảnh hưởng; tổ chức trực ban tại công trình 24/24 giờ; quan trắc, theo dõi và đánh giá diễn biến thiên tai; sự dịch chuyển, nút gậy hạng mục công trình để kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đắk Nông cũng chỉ đạo, đối với hồ chứa nước Đắk N’ting, phải tính toán lại kịch bản vỡ đập; khảo sát, đưa ra phương án thoát nước, giảm thiểu sạt trượt đất tại vai phải công trình. Đối với đường Hồ Chí Minh tại Km 1.900+350 phải tổ chức phân luồng giao thông, tập trung xử lý dòng tụ thủy giáp công trình, lên phương án thoát nước phù hợp. Đối với khu vực sạt trượt Bon Bu Krắc và Bon Bu Prăng 1A, xã Quảng Trực cần hạn chế nước đổ về các vết nứt, xem xét bố trí tái định cư cho các hộ dân di dời…

(Nguồn: TTXVN)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.

Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.

Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.