Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Liên minh Châu Âu

Tham dự Tọa đàm có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và đại diện 16 tỉnh, thành gồm: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Sơn La, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai, Hậu Giang, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng; các Đại sứ, Tổng Lãnh sự, Tham tán Thương mại và Tham tán Nông nghiệp của các Cơ quan đại diện Việt Nam tại 27 nước thành viên EU; và hơn 100 đại biểu từ các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu rau quả và dịch vụ hậu cần của Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đánh giá cao ý nghĩa thiết thực của Tọa đàm, một sự kiện được tổ chức rất đúng thời điểm, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP khởi đầu cho giai đoạn thích ứng với dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Thứ trưởng nhấn mạnh, Bộ Ngoại giao đã và sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt và hiệu quả công tác Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm phục vụ. Xuất khẩu nông sản sang EU đã bắt đầu được hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và quy mô lớn của thị trường EU, tuy nhiên vẫn còn nhiều dư địa để tăng cường hợp tác, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu. Thứ trưởng đề nghị các Đại sứ và Cơ quan đại diện Việt Nam tại EU tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành, địa phương và đồng hành cùng doanh nghiệp để thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này.
Tại Tọa đàm, các Đại sứ, Tham tán thương mại Việt Nam tại Bỉ, Đức, Séc, Áo, Hà Lan, Italia và một số nước EU đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về quy định, thị hiếu của các nước EU, các cơ hội và thách thức đối với các mặt hàng rau quả Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này.
Các Đại sứ cho biết, khu vực EU ngày càng chú trọng nhập khẩu các sản phẩm rau quả hữu cơ, áp dụng tiêu chuẩn chặt chẽ về an toàn thực phẩm, đề cao trách nhiệm xã hội và môi trường cũng như đạo đức kinh doanh. Theo các Đại sứ, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU còn nhỏ, chủ yếu do nguồn hàng chưa ổn định do hoạt động sản xuất còn manh mún, thiếu đầu tư công nghệ, chi phí vận chuyển cao, điều kiện bảo quản chưa tốt, hàng Việt Nam chưa tham gia được vào các chuỗi phân phối lớn của sở tại…
Tọa đàm ghi nhận đề xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, trong đó nhiều doanh nghiệp đề nghị các bộ, ngành liên quan thường xuyên cập nhật thông tin về quy định, nhu cầu, chi phí cũng như thị hiếu của người tiêu dùng tại các nước EU, xây dựng chiến lược quảng bá quốc gia cho một số mặt hàng thế mạnh và xem xét khả năng thành lập các hiệp hội doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường EU.
Các Đại sứ Việt Nam tại EU, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhất trí tăng cường phối hợp để nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm rau quả chế biến./.
Kinh tế Vương quốc Anh vốn ảm đạm trong ba năm qua, được kỳ vọng sẽ khởi sắc trong năm 2025.
Giá vàng trong nước thời gian qua liên tục tăng cao nhưng cổ phiếu của doanh nghiệp vàng PNJ lại liên tục giảm sâu, tạo đáy trong vòng một năm.
Giá vàng ngày 30/3 giữ ở khoảng 3.085 USD/ounce, trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến thuế quan, lạm phát và rủi ro địa chính trị thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn.
Hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử dưới 1 triệu đồng sẽ được miễn thuế, theo đề xuất của Bộ Tài chính.
40.600 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn, trong đó nhóm bất động sản chiếm 40,7%, tương đương 16.500 tỷ đồng trong quý II/2025, theo ước tính của FiinRatings.
F&B là lĩnh vực có hàng trăm nghìn doanh nghiệp, từ quy mô nhỏ lẻ đến chuỗi lớn, hiện đang có sự hồi phục mạnh mẽ tại Việt Nam.
0