Đề xuất dùng flycam kiểm tra cây xanh ở TP. HCM

Trước nhiều sự cố nghiêm trọng do cây xanh gãy, đổ xảy ra liên tiếp gần đây tại TP.HCM, mới đây, công ty công viên cây xanh TP. HCM đề xuất dùng flycam và thuê xe loại 40m để kiểm tra, rà soát cây xanh. Đây là nhóm biện pháp mới được đơn vị này đưa ra ngay sau sự cố tại Công viên Tao Đàn.

Flycam sẽ hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá tình trạng cây. Đối với các loại cây như sao đen, dầu công ty sẽ thí điểm neo cáp các nhánh cây kích thước lớn vào thân. Đồng thời, thuê loại xe có máy móc cao 40m để cắt các cành nhánh có dấu hiệu khiếm khuyết tại công viên và trên các tuyến phố.

Mới đây, công ty công viên cây xanh TP. HCM đề xuất dùng flycam và thuê xe loại 40m để kiểm tra, rà soát cây xanh.

Ông Nguyễn Công Sơn, Trưởng phòng kĩ thuật, Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP. HCM cho biết: "Trước mắt, công ty sẽ hợp đồng với những xe thang từ 35-40m để triển khai kiểm tra và xử lý những cành nhánh nguy hiểm. Tăng cường lực lượng lao động, thành lập các tổ liên quân để phối hợp xử lý, sẽ thực hiện thí điểm neo những cành nhánh có nguy cơ và tập trung sinh hoạt của người dân đông tại các công viên để hạn chế rủi ro".

Theo các chuyên gia về quy hoạch đô thị - giao thông, việc dùng flycam để kiểm tra tình trạng cây xanh là phương án sáng tạo.

Về lâu dài, đơn vị này sẽ thành lập tổ đánh giá rủi ro về công viên cây xanh để kiểm tra đánh giá, liên hệ với vườn quốc gia Singapore để mở lớp đào tạo đánh giá rủi ro về cây xanh đô thị, xây dựng lại quy trình xử lý những rủi ro về cây cổ thụ.

Theo các chuyên gia về quy hoạch đô thị - giao thông, việc dùng flycam để kiểm tra tình trạng cây xanh là phương án sáng tạo, tuy nhiên TP.HCM cần có hướng đi bài bản, trong đó có xây dựng dữ liệu số về cây xanh.

Nhiều ý kiến tán thành việc dùng flycam hoặc thiết bị bay không người lái để giám sát hoặc phát hiện sớm các vấn đề đối với cây xanh.

PGS.TS Ngô Khánh Hiếu, Trường Đại học Bách khoa TP. HCM cho hay: "Rất tán thành việc dùng flycam hoặc thiết bị bay không người lái để giám sát hoặc phát hiện sớm các vấn đề đối với cây xanh. Tuy nhiên, chúng ta thay vì đánh số từng cây hiện nay thì chúng ta lập bản đồ số và có dữ liệu số cho cây đó xuyên suốt vòng đời của nó và như vậy chúng ta sẽ hình dung được lộ trình tăng trưởng. Trong bài toán phát triển bền vững cho đô thị, chúng ta nên nghĩ đến chuyện số hóa cây xanh chứ không phải chuyện chúng ta đang làm là về con người".

Một tháng trở lại đây, TP. HCM liên tục xảy ra sự cố liên quan tới cây xanh. Mới đây nhất, ngày 9/8, nhánh cây 25m tại công viên Tao Đàn bị tét rơi trúng khiến 2 người chết, 3 người bị thương. Trước đó, cây xanh cao gần 15m trên đường Lý Chính Thắng, Quận 3 bật gốc đè trúng nam thanh niên đang lái xe máy.

Tháng 6 năm nay, khoảng 650 cây xanh được đánh giá là mất an toàn ở TP. HCM đã được thay thế. Việc áp dụng các phương án quản lý cây xanh vẫn cần phải được TP. HCM ưu tiên cao, hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.