Doanh nghiệp lo lắng vì thiếu hụt lao động

(HanoiTV) - Hơn một năm qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặc dù thời điểm hiện tại, đa số doanh nghiệp đã quay lại phục hồi sản xuất, song vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn về thiếu hụt lao động, vốn….

Khó khăn vẫn chồng chất

Tại buổi hội thảo “Nhìn lại kinh tế vùng năm 2021 và kịch bản năm 2022” do Trung tâm Trọng tài Quốc tế  Việt Nam tổ chức trực tuyến sáng 10/12, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT Dongtam Group, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An cho biết, trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, Long An là một trong các “tâm dịch” của cả nước. Thời điểm đó, hoạt động Sản xuất - Kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều do phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh nghiêm ngặt. Theo quy định của UBND tỉnh Long khi thực hiện “3 tại chỗ”, đến ngày 23/8/2021, có 207 doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp đăng ký và đủ điều kiện hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” với 11.898 lao động. Tuy nhiên, từ ngày 11/10/2021 Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiểu quả dịch Covid-19, gần 100% DN khu vực miền Tây đã sản xuất trở lại. “Dù đã tiêm đủ 2 mũi nhưng vẫn có F0 trong DN nhưng không chuyển biến nặng mà tầm 5-7 ngày là hết triệu chứng. NLĐ và DN cũng đã chủ động phương án tự cách ly, tự chữa. Song, khó khăn nhất vẫn là thiếu hụt lao động do dịch vẫn lan rộng ở miền Tây. Thêm nữa, Tết Nguyên đán cận kề, số NLĐ cũng có nhu cầu về quê rất lớn nên các chủ DN rất lo lắng” – ông Thắng thông tin.

Cùng quan điểm, bà Võ Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ, tháng 11-12, tháng cao điểm nhưng chỉ số sử dụng lao động của ĐBSCL giảm đáng kể, chỉ đạt 75,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Đồng Tháp, Bến Tre thấp nhất vùng.

Trong khi đó, phản ánh của một số doanh nghiệp cho thấy vẫn còn hạn chế, vướng mắc trong khâu thực thi các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Việc triển khai của một số chính sách còn khá cứng nhắc, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được với một số chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng, cho vay ưu đãi còn thấp do thủ tục còn phức tạp, một số điều kiện chưa phù hợp.

Doanh nghiệp ở Long An từng sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ" trong đợt dịch Covid -19 bùng phát lần thứ 4 vừa qua
 

Giải pháp căn cơ là cải cách thể chế

Tại hội thảo, các chuyên gia đều đánh giá cao về các biện pháp, chính sách của Nhà nước giúp DN phục hồi sản xuất, linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch Covid -19. Tuy nhiên, ở bình diện vĩ mô, theo chuyên gia Nguyễn Anh Dương -  đại diện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, trên thế giới, bên cạnh xu hướng phục hồi rất rõ nét, thì đa số các quốc gia cũng đều tìm kiếm mô hình tăng trưởng mới gắn với chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn và liên kết vùng, liên kết giữa các quốc gia chặt chẽ.

Trong khi đó, tình hình dịch còn khá phức tạp và vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng cần ít nhất nửa năm nữa mới phục hồi hoàn toàn. “Khảo sát về logistics của một đơn vị ở Nhật Bản cho thấy, 83% DN gặp phải gián đoạn chuỗi cung ứng trong năm 2021 và vấn đề này có thể kéo dài đến quỹ 2 của năm sau” – ông Dương dẫn chứng.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Bởi vậy, theo các chuyên gia, giải pháp căn cơ và lâu dài cho doanh nghiệp hiện tại không chỉ là vấn đề vốn để phục hồi sản xuất mà nằm ở việc cải cách thể chể để DN có thể phát triển bền vững trong bối cảnh còn biến động. “Doanh nghiệp thực sự không chỉ cần được hỗ trợ về tài khóa tiền tệ mà còn cả cải cách thể chế để tính đường dài”, ông Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cũng khẳng định, chúng ta đang và sẽ kinh doanh trong môi trường biến đổi nên rất cần mô hình quản trị có khả năng chống chịu, phòng ngừa rủi ro và phát triển bền vững.

Đồng quan điểm, ông Võ Quốc Thắng cho rằng, Nhà nước nên đầu tư, tạo đà cho doanh nghiệp chuyển đổi số thông qua các chính sách đầu tư trọng điểm cho vùng, liên kết vùng để sự lưu thông hàng hóa tốt, từ đó dẫn đến giảm chi phí logistic và nguồn lao động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Thị trường vàng chưa có dấu hiệu ngừng nóng khi giá vàng trong nước ngày 29/3 lại vượt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng.

Thị trường vàng một lần nữa dậy sóng khi giá vàng thế giới và trong nước hôm nay (28/3) đồng loạt tăng vọt.

Doanh nghiệp quy mô vừa hiện nay chỉ chiếm 1,5% trong nền kinh tế, khiến Việt Nam vắng lực lượng kế cận cho lớp tập đoàn tư nhân lớn.

Giá vàng thế giới đã đạt đỉnh mới trong phiên giao dịch 27/3, khi các nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn này để đối phó với căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang và sự lao dốc của thị trường chứng khoán.

Nhiều doanh nghiệp muốn chuyển đổi xanh nhưng vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng.

VN-Index mở cửa phiên chiều không mấy tích cực, với diễn biến giằng co mạnh và bên bán có phần lấn lướt hơn, khiến chỉ số không thể phục hồi và đóng cửa trong sắc đỏ.