“Đồng bào chú ý... Đồng bào chú ý…”
Đêm 18/12/1972, từ căn hầm chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thủ đô, hai đường dây dã chiến nối trực tiếp đến phòng máy của Đài Truyền thanh Hà Nội được thiết lập.
Sau khi mệnh lệnh được phát đi, tiếng còi báo động và hướng dẫn phòng không nhân dân được chuyển tới tới mạng lưới loa truyền thanh trên toàn thành phố. “Tiếng nói Hà Nội” thông qua 1.730 km đường dây giăng mắc khắp nội, ngoại thành và 6 vạn chiếc loa trong các gia đình, ngoài ngõ xóm… đến với nhân dân.
“Đồng bào chú ý! Hội đồng phòng không nhân dân thành phố ra lệnh, khi có báo động, mọi người phải xuống hầm trú ẩn, không ai được đi lại, đứng ngồi trên mặt đất…”.
Sau hồi còi báo động và mệnh lệnh chiến đấu dõng dạc là những tiếng nhắc nhở bình tĩnh và rắn rỏi, động viên tinh thần nhân dân Thủ đô.
Suốt một tuần ngày đánh phá dữ dội, các khu vực trọng điểm như ga Yên Viên, Dục Nội, Cổ Loa, Khâm Thiên... nhiều nơi cơ sở hạ tầng kĩ thuật và đường dây bị hư hỏng nặng... Bộ phận kỹ thuật của Đài đã sáng tạo ra cách kéo dây đến một nơi xa vùng trọng điểm, cách chừng 2 đến 3 cây số, treo loa ở đầu gió và hướng vào vị trí trọng điểm. Nếu một loa không đủ công suất thì mắc cả chùm 2 đến 3 loa. Vì thế, các khu vực quan trọng vẫn duy trì được thông tin ngay cả khi máy bay địch bắn phá ác liệt nhất. Trong mưa bom bão đạn, các cán bộ ngày đêm bám Đài, ăn ngủ thâu đêm với máy. Họ là những “chiến sỹ” thực thụ “chiến đấu” trên mặt trận thông tin liên lạc.
Trong 8 năm không quân Mỹ đánh phá, tiếng loa truyền thanh đã "ăn" vào máu thịt người Hà Nội. Mọi thông tin từ thương nghiệp, mua bán, tem phiếu, báo động, báo an... tới các bản tin cập nhật đã trở thành một phần ký ức lịch sử không thể nào quên.
Với người dân Thủ đô, tiếng loa đã trở thành người bạn thân thiết. Nó không chỉ xua tan sự lạnh lẽo, chết chóc do kẻ thù gây ra, mà còn làm ấm lòng người dân ở những nơi bom đạn hủy diệt. Vì thế, người Hà Nội tất cả đều bình tĩnh, không hề nao núng, run sợ trước bom đạn kẻ thù.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0