Đức tăng viện trợ quân sự cho Ukraine

Chính phủ Đức thông báo kế hoạch viện trợ quân sự bổ sung 2 tỷ euro cho các quốc gia đối tác, trong đó phần lớn dành cho Ukraine.
Binh sỹ Ukraine kiểm tra số vũ khí được các nước cung cấp tại sân bay quốc tế Boryspil ở Kiev ngày 10/2/2022. (Ảnh: Reuters)

Số tiền trên là khoản chi tiêu bổ sung, không nằm trong khoản 100 tỷ euro dành cho quân đội Đức năm 2022.

Theo kế hoạch của chính phủ Đức, số tiền chủ yếu dành cho việc mua sắm các thiết bị quân sự và vũ khí mới, trong đó tổ chức Hòa bình châu Âu sẽ nhận được khoảng 400 triệu euro để mua vũ khí cho Ukraine.

Số tiền còn lại sẽ được chi cho quân đội Đức, mua sắm vũ khí cho Ukraine và một số nước khác. Tổng cộng, Ukraine có thể nhận được hơn 1 tỷ euro trong gói viện trợ quân sự mới này.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã xác nhận kế hoạch trên.

Cũng trong ngày 15/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Đức Christine Lambrecht, trong đó hai bên thảo luận các nỗ lực chung trong việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine cũng như phòng thủ sườn phía Đông của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bày tỏ cảm ơn “cam kết mạnh mẽ” của Đức tham gia cùng các đồng minh và đối tác trong NATO “cung cấp những năng lực phòng thủ thiết yếu cho Ukraine.”

Trong một diễn biến liên quan, hãng tin Interfax của Nga đưa tin, một người phát ngôn của điện Kremlin xác nhận, Moskva đã gửi tới Mỹ và các quốc gia khác các công hàm ngoại giao về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, nhưng không nói rõ nội dung của các công hàm này.

Trong khi đó, báo Washington Post (Mỹ) ngày 16/4 đưa tin Nga đã cảnh báo Mỹ về việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Theo báo này, Nga kêu gọi Mỹ và các đồng minh dừng cung cấp vũ khí cho Ukraine, nêu rõ việc này "có thể gây ra những hậu quả khôn lường đối với tình hình an ninh khu vực và quốc tế.".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Sau hơn nửa thế kỷ, Bảo tàng Nghệ thuật Sao Paulo (MASP), Brazil đã bước vào một hành trình mới với tòa nhà 14 tầng hiện đại.

Giới học giả Italia nhận định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn khối của Liên minh châu Âu đang phải đối diện với những thách thức ở Italia, một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất toàn cầu.

Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.