Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tiếp tục lùi tiến độ, 'đội' vốn thêm 5.000 tỉ

(HanoiTV) - Chậm tiến độ hàng loạt gói thầu, dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa được Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội (MRB) có văn bản trình UBND TP Hà Nội xem xét, báo cáo Chính phủ chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Báo cáo của Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đang triển khai 10/10 gói thầu chính; tiến độ tổng thể chung của dự án đạt khoảng 74,63% (trong đó tiến độ thi công đoạn trên cao đạt 95,2%; tiến độ thi công đoạn ngầm đạt 33%).

Nguyên nhân tiến độ chậm trễ được cho biết do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm chậm trễ, gián đoạn sản xuất, nhập khẩu thiết bị và huy động chuyên gia từ châu Âu, dẫn đến các gói thầu thiết bị kéo dài và tăng chi phí. Ngoài ra, việc chậm do vướng mắc về giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Mặt khác, việc gia hạn thời gian hợp đồng và bổ sung chi phí do việc kéo dài thời gian dẫn đến các tranh chấp với nhà thầu quốc tế, gây khó khăn cho cơ quan quản lý của Việt Nam trong việc lựa chọn áp dụng quy định để giải quyết tranh chấp; các vướng mắc liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định về định mức, đơn giá, giá vật tư, thiết bị chuyên ngành đường sắt đô thị.

Dự án Nhổn - ga Hà Nội lại xin lùi tiến độ tới năm 2027, chậm thêm 2 năm so với tiến độ đã điều chỉnh trước đó. (Ảnh: Ngọc Thắng)

Ngoài ra, các vướng mắc liên quan đến điều chỉnh Hợp đồng Tư vấn Systra (hợp đồng trọn gói) vẫn chưa được xử lý xong. Theo MRB, tư vấn dự án Systra được chỉ định thông qua Nghị định thư giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam ngay từ đầu dự án nên việc quản lý thực hiện và thương thảo, điều chỉnh hợp đồng của chủ đầu tư với tư vấn luôn gặp khó khăn. Đơn vị tư vấn chưa cung cấp đầy đủ, hiệu quả cho chủ đầu tư các giải pháp giải quyết các vướng mắc.

Đến nay có tới 9/10 gói thầu cần phải ký kết các phụ lục gia hạn thời gian thực hiện và bổ sung các chi phí do kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

Để thúc đẩy tiến độ dự án, đại diện MRB cho rằng cần phải điều chỉnh tổng mức đầu tư cho phù hợp với thực tế. Cụ thể, điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 34.532 tỷ đồng tăng lên khoảng 4.905,24 tỷ đồng.

Theo MRB, việc điều chỉnh này là cần thiết vì sự biến động khách quan của tỷ giá quy đổi (tiền euro sang Việt Nam đồng) trong quá trình thanh toán khối lượng thực hiện dự án; do điều chỉnh thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật để phù hợp với thực tế thi công và phù hợp với phương án vận hành hai giai đoạn; cập nhật các chi phí trong tổng mức đầu tư; bổ sung các phần việc còn thiếu do không lường trước được bởi đây là dự án có quy mô lớn, phức tạp, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam trong khi các quy định pháp luật hiện hành, các quy chuẩn, tiêu chuẩn chưa đồng bộ, kinh nghiệm thực tiễn triển khai chưa có…

Bên cạnh việc điều chỉnh mức đầu tư, MRB kiến nghị TP Hà Nội báo cáo Chính phủ xin điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án, từ giai đoạn 2009 - 2022 lùi lại thành 2009 - 2029. Trong đó đưa vào khai thác, vận hành đoạn trên cao trong năm 2022; vận hành toàn tuyến vào năm 2027 và hoàn thành bảo hành, quyết toán vào năm 2029.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Giá vàng trong nước thời gian qua liên tục tăng cao nhưng cổ phiếu của doanh nghiệp vàng PNJ lại liên tục giảm sâu, tạo đáy trong vòng một năm.

Giá vàng ngày 30/3 giữ ở khoảng 3.085 USD/ounce, trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến thuế quan, lạm phát và rủi ro địa chính trị thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn.

Hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử dưới 1 triệu đồng sẽ được miễn thuế, theo đề xuất của Bộ Tài chính.

40.600 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn, trong đó nhóm bất động sản chiếm 40,7%, tương đương 16.500 tỷ đồng trong quý II/2025, theo ước tính của FiinRatings.

F&B là lĩnh vực có hàng trăm nghìn doanh nghiệp, từ quy mô nhỏ lẻ đến chuỗi lớn, hiện đang có sự hồi phục mạnh mẽ tại Việt Nam.

Thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục đi ngang, thậm chí giảm về quanh mức 1.300 điểm.