GS Dương Quảng Hàm - Gương mặt trí thức yêu nước tiêu biểu (ngày 4/3/2023)
Vĩnh Lại là một xã đồng bằng nằm phía Nam huyện Lâm thao, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây chính là quê hương của Vũ Duệ, vị Trạng nguyên không chỉ nức tiếng hiếu học từ thuở nhỏ mà ông còn được người đời biết đến là "bề tôi tiết nghĩa" một lòng vì vua và là tấm gương sáng cho muôn đời sau.
Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một trong những vùng đất cổ của người Việt, quê hương của những huyền thoại - lịch sử, cái nôi của văn minh lúa nước. Nơi đây là quê hương của người con ưu tú thời Lê Trung Hưng - Nguyễn Gia Thiều. Tài năng văn chương, hội họa, kiến trúc, âm nhạc xuất sắc đã đưa tên tuổi ông lên hàng danh nhân văn hóa kiệt xuất thế kỷ 18.
Trần Quang Khải là con trai thứ ba vua Trần Thái Tông, sinh năm 1240. Vốn có tư chất thông minh, ham học, lại có được Bảng nhãn Lê Văn Hưu làm thầy nên ông sớm trở thành nhân vật văn võ toàn tài. Dưới triều Trần quốc Thánh Tông (1258-1278), Trần Quang Khải được phong tước Chiêu Minh đại vương. Năm 1274, ông được giao chức Tướng thái úy.
Danh tướng Trần Khánh Dư sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc ở Chí Linh (Hải Dương). Từ nhỏ, ông đã thuộc làu kinh thư, binh pháp. Nhờ có tư chất thông minh, ham mê võ nghệ, hiểu biết về binh pháp nên ông đã được nhà vua để ý, tin dùng và phong tước Nhân Huệ vương.
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, các danh tướng của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội đã có những đóng góp vô cùng to lớn. Trong số đó không thể không nhắc đến Đặng Tiến Đông, một trong những danh tướng tài ba của quân Tây Sơn. Ông đã góp phần quan trọng vào chiến thắng vang dội ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa, dệt nên một trong những trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta.
Danh nhân văn hóa Dương Lâm là một người cương nghị, chính trực và tài hoa. Không chỉ là một vị quan tận trung với đất nước, ông còn có những đóng góp không nhỏ trong việc góp phần phát triển nền văn học nửa cuối thế kỷ 19 của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
0