Hà Nội chăm lo tốt nhất cho người dân vùng ngập úng

Sau chuyến khảo sát, kiểm tra thực tế tại huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhận định, hiện tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, khó dự báo, không loại trừ các tình huống xấu khi nước dâng cao trong những ngày tới. Vì vậy, các địa phương không được chủ quan, lơ là.

Hơn chục ngày qua, lũ lớn từ đầu nguồn tràn về khiến hệ thống sông Bùi, sông Tích dâng cao, làm ngập sâu nhiều thôn, xã trên địa bàn các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất. Nhiều thôn bị chia cắt hoàn toàn, khiến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân rơi vào cảnh khó khăn, thiếu thốn. Mức lũ năm nay đã cao hơn mức lũ lịch sử của hàng chục năm về trước.

Đánh giá mức lũ tại các khu vực này là rất lớn, đe dọa nghiêm trọng đến đời sống, tính mạng của người dân, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo xử lý, khắc phục lũ lụt tại 3 huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội làm Trưởng ban.  Yêu cầu các địa phương chủ động được các phương án, kịch bản, các đơn vị cần có sự phối hợp liên tục, ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.

Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo xử lý, khắc phục lũ lụt tại 3 huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất.

Sau chuyến khảo sát, kiểm tra thực tế tại huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhận định, hiện tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, khó dự báo, không loại trừ các tình huống xấu khi nước dâng cao trong những ngày tới. Vì vậy, các địa phương không được chủ quan, lơ là; khi gặp khó khăn, vướng mắc phải báo cáo khẩn với thành phố để có chỉ đạo chi viện và có phương án kịp thời. Bí thư Thành ủy yêu cầu, các tổ chức đoàn thể các cấp chung tay kêu gọi ủng hộ, đưa ra những mô hình, phương án giúp đỡ bà con theo hướng phù hợp thực tiễn.

Nhiều địa phương vẫn đang chìm trong biển nước.

Khu vực xã Tân Tiến và  Nam Phương Tiến là những vùng trũng nhất tại huyện Chương Mỹ, năm nào người dân nơi đây cũng có phương án để đối phó với ngập lụt. Tuy nhiên hai năm trở lại đây, tình trạng ngập lụt có diễn biến phức tạp hơn… Nhờ sư vận động của chính quyền địa phương nên các hộ dân đã sớm sơ tán người và gia súc, chỉ để một người ở lại để trông no,m tài sản.

Ngay trong sáng 31/7, Đoàn công tác do Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Nguyễn Lan Hương dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà người dân tại xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ. Chủ tịch MTTQ thành phố yêu cầu cán bộ mặt trận, các đoàn thể, hộ liên gia hỗ trợ người dân đi chợ, cung ứng đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu, yêu cầu huyện Chương Mỹ rà soát thống kê cụ thể về thiệt hại để thành phố có hỗ trợ. MTTQ thành phố sẽ hỗ trợ mỗi hộ gia đình một bếp  ga mini, đồ ăn thịt hộp để người dân chủ động có nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh.

Sáng 31/7, Đoàn công tác do Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Nguyễn Lan Hương dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà người dân tại xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường trực hành ủy, các Sở, ngành phối hợp với các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất lên các phương án cụ thể đối phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Trước mắt thực hiện phương châm “4 tại chỗ” để bảo đảm cuộc sống của người dân

Ông Lê Văn Lanh, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội cho biết: “Theo dự báo thì phải 2 tuần nữa nước mới rút hết được. Chúng tôi đang tiếp tục quan tâm kiểm tra và hỗ trợ nhu yếu phẩm. Sắp tới mà vẫn tiếp tục mưa chúng tôi cũng sẽ di dời các hộ ở vùng trũng có nguy cơ nguy hiểm lên vùng cao hơn.”

Ông Hoành Nguyên Ưng, Phó Chủ tịch huyện Quốc Oai chia sẻ: “Chúng tôi cũng đã bố trí lực lượng thường xuyên túc trực, khi mà nước dâng cao thì cũng sẽ có hỗ trợ cho người dân. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị 6 xuồng để khi nước dâng cao hơn thì sẽ hỗ trợ bà con di chuyển và mang hàng hóa vào trong xã cho bà con”.

Bên cạnh lên các phương án để bảo đảm tính mạng và tài sản của nhân dân, vấn đề phòng, chống dịch, bệnh tại các địa phương ngập lụt cũng được thường trực Thành ủy yêu cầu Sở Y tế chuẩn bị kỹ lưỡng.

Vấn đề phòng, chống dịch, bệnh tại các địa phương ngập lụt cũng được thường trực Thành ủy yêu cầu Sở Y tế chuẩn bị kỹ lưỡng.

Tính đến 11h trưa 31/7, trên địa bàn huyện Chương Mỹ còn gần 1.500 hộ dân ở 20 thôn, xóm thuộc 13 xã, thị trấn bị úng ngập từ 0,5 đến 2m. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, huyện Chương Mỹ đã chủ động huy động các nguồn lực hỗ trợ người dân vùng úng ngập nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội luôn coi trọng và ủng hộ hợp tác toàn diện, thực chất giữa Hà Nội với các địa phương của Trung Quốc, trong đó có tỉnh Phúc Kiến.

Do khối lượng cây gãy đổ trên địa bàn thành phố Hà Nội cần được giải tỏa nhiều, trong suốt 10 ngày qua, các đơn vị duy trì cây xanh đã huy động nhân lực làm việc ngày đêm.

Chiều 18/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã tiếp đoàn doanh nghiệp Anh do ông Michael Mainelli, Thị trưởng Trung tâm tài chính London dẫn đầu tới thăm và làm việc tại Việt Nam.

Chủ tịch UBND xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) Bùi Văn Triều khẳng định, không có chuyện lái đò chùa Hương đi cứu trợ bão lũ bị cắt suất, không cho phục vụ khách.

Sáng 18/9, UBND quận Hà Đông đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 33 hộ gia đình, cá nhân có nhà ở trong phạm vi hành lang kênh La Khê thuộc các phường Quang Trung, Hà Cầu (quận Hà Đông).

Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội cho biết, do lũ sông xuống chậm, hiện trên địa bàn Hà Nội vẫn còn khoảng 23.000 người đang phải sơ tán vì ngập lụt, chủ yếu tại các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Ứng Hòa.